Soạn bài Thuyền và biển SGK Ngữ văn 11 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắn
Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu về sự gắn bó giữa những người yêu nhau? Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một số ca khúc ấy.
Trước khi đọc 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn đã biết những so sánh thú vị nào về tình yêu về sự gắn bó giữa những người yêu nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Em đã biết những số sáng thú vị về tình yêu như là hình ảnh “biển” và “bến bờ”, “thuyền” và “biển”, “sóng”…
Trước khi đọc 2
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn đã từng nghe những ca khúc nào phổ thơ Xuân Quỳnh? Nếu đã từng nghe, hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về một số ca khúc ấy.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
- Những ca khúc của Xuân Quỳnh được phổ thành nhạc là Sóng, Thơ tình cuối mùa thu, Thuyền và biển, Mẹ của anh,...
- Trong đó, ấn tượng với em nhất là bài hát “Thơ tình cuối mùa thu”. Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ đã nên duyên với cuộc tình thứ hai là nhà thơ Lưu Quang Vũ, bởi vậy mà những bài thơ của Xuân Quỳnh thời kỳ này đều thấm đượm tình yêu, niềm hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng êm đềm.
Trong khi đọc 1
Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Những dấu hiệu hình thức nào chứng tỏ có một câu chuyện được kể trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Chú ý vào khổ 1 của bài thơ
Lời giải chi tiết:
- Cụm từ “kể anh nghe”
- Nhân vật “con thuyền và biển”
Trong khi đọc 2
Câu 2 (trang 110, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Theo dõi diễn biến câu chuyện.
Phương pháp giải:
Chú ý khổ thơ 2, 3, 4
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện là hình ảnh con thuyền ra khơi ngày đêm qua lăng kính đầy lãng mạn, trữ tình của tác giả.
Trong khi đọc 3
Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Chú ý dấu ngoặc đơn ở hai dòng này.
Phương pháp giải:
Chú ý khổ thơ thứ 5
Lời giải chi tiết:
Dấu ngoặc đơn trong 2 dòng này như một lời giải thích cho 2 câu trên. Câu trên tác giả miêu tả cảnh sóng biển xô thuyền, đây là một hiện tượng hết sức bình thường nhưng qua cái nhìn trữ tình của tác giả thuyền và biển giống như chàng trai cô gái yêu nhau.
Trong khi đọc 4
Câu 4 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhân vật trữ tình rút ra nhận thức gì từ câu chuyện?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ thơ 6 để trả lời câu hỏi này
Lời giải chi tiết:
Nhân vật trữ tình rút ra được rằng: chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau, biết nhau sẽ làm gì và muốn làm gì. Đó chính là sự thấu hiểu của những con người khi yêu.
Trong khi đọc 5
Câu 5 (trang 111, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhân vật trữ tình – người kể chuyện đã đồng nhất mình với nhân vật trong câu chuyện như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn thơ cuối.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh thuyền và biển chính là ẩn dụ của người con trai và con gái trong tình yêu. Tác giả thấy mình giống như người con gái trong câu chuyện, nếu thiếu vắng người yêu như thuyền từ giã biển thì trong cô gái sẽ chỉ còn bão tố (nỗi mong nhớ, trông đợi và buồn tủi).
Sau khi đọc 1
Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bạn cảm nhận như thế nào về câu chuyện được nhân vật trữ tình kể lại trong bài thơ?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ bài thơ để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Theo em, câu chuyện trong tác phẩm thực chất là câu chuyện của tác giả. Xuân Quỳnh mượn hình ảnh “thuyền” và “biển” để gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình đến người yêu của mình.
Sau khi đọc 2
Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong câu chuyện về thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan nào? Những cung bậc tình cảm gì đã được “người kể" soi rọi, khám phá?
Phương pháp giải:
Chú ý vào 2 hình ảnh “thuyền” và “biển”.
Lời giải chi tiết:
- Trong câu chuyện thuyền và biển, hai đối tượng này được đặt trong tương quan: giữa người con trai và con gái đang yêu nhau.
- Những cung bậc tình cảm đã được “người kể” soi rọi, khám phá:
+ Tình yêu mới nở, rộ như thuyền và biển, đi khắp muôn nơi
+ Tình yêu của hai người cứ vậy mà lớn dần, ngày càng đi xa
+ Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu: khi thì thầm, yên lặng, khi xô bồ, thay đổi
+ Tác giả khẳng định chỉ có những người yêu nhau mới hiểu được nhau
+ Tác giả khẳng định thuyền và biển cũng như anh và em, không thể tách rời bởi khi xa chỉ để lại những nỗi buồn đau, tương tư.
Sau khi đọc 3
Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Từ câu chuyện giữa thuyền và biển, bạn suy nghĩ như thế nào về vấn đề “hiểu”, “biết” và “gặp” trong tình yêu đôi lứa?
Phương pháp giải:
Chú ý vào diễn biến của 2 đối tượng trong câu chuyện của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Hiểu ở đây có thể hiểu là sự thấu hiểu của con người trong tình yêu. Biết là sự hiểu biết về những biến đổi trong tình yêu, có khi bình lặng, khi lại xô bồ đề bản thân mỗi người biết cách để tự điều chỉnh. Cuối cùng là gặp, đó là sự gặp gỡ, trò chuyện thân mật giữa những người mình yêu.
Sau khi đọc 4
Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu nhận xét về sự lồng ghép hai câu chuyện trong bài thơ. Số dòng thơ được dành cho từng câu chuyện được phân bố theo tỉ lệ nào? Bạn suy nghĩ gì về điều này?
Phương pháp giải:
Chú ý vào những câu thơ nói về câu chuyện của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Về mặt ý nghĩa, sự lồng ghép giữa câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền và biển diễn ra linh hoạt, đan xen với nhau. Đôi khi nó khiến người đọc khó có thể phân biệt được đâu là câu chuyện của tác giả và câu chuyện của thuyền biển bởi sự tương đồng giữa chúng.
- Số dòng thơ được dùng cho thuyền và biển: 26 câu
- Số dòng thơ dùng cho câu chuyện của tác giả: 4 câu
→ Tác giả sử dụng ít những câu thơ nói trực tiếp về câu chuyện của mình như vậy bởi tình yêu của tác giả cũng giống như thuyền và biển, sự tương đồng giữa chúng là rất nhỏ. Bởi vậy, khi nói về thuyền và biển cũng là đang nói đến câu chuyện của tác giả.
Sau khi đọc 5
Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài thơ giúp bạn hiểu như thế nào về tâm sự và khát vọng của nhân vật trữ tình?
Phương pháp giải:
Chú ý vào tâm tư, tình cảm mà tác giả gửi gắm
Lời giải chi tiết:
Bài thơ giúp em hiểu được tác giả là một người đa sầu, đa cảm, luôn khao khát hạnh phúc trong tình yêu. Bà luôn muốn tình yêu của mình được bền vững, thấu hiểu, biết và trân trọng, nâng niu thứ tình cảm ấy.
Sau khi đọc 6
Câu 6 (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Đánh giá chung về vai trò, ý nghĩa của yếu tố tự sự được sử dụng trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Chú ý vào vai trò của câu chuyện thuyền và biển trong bài
Lời giải chi tiết:
- Vai trò: câu chuyện đóng vai trò như một chiếc cầu nối, kéo câu chuyện tình yêu của tác giả, chạm đến sự đồng cảm nơi người đọc một cách tự nhiên và sâu sắc nhất.
- Ý nghĩa: hình ảnh thuyền và biển là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu đôi lứa của tác giả. Việc sử dụng hình ảnh đó không chỉ thể hiện cái tài hoa của Xuân Quỳnh mà nó còn giúp người đọc bị hấp dẫn, bị thu hút hơn vào câu chuyện tình yêu của tác giả.
Viết
Câu hỏi (trang 112, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm đọc thêm một bài thơ trữ tình chứa đựng câu chuyện ẩn dụ về tình yêu gần gũi với Thuyền và biển. Từ đó, viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) so sánh hai tác phẩm.
Phương pháp giải:
Dựa vào kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc thông tin để trả lời câu hỏi này.
Lời giải chi tiết:
Thuyền và biển vốn là hình ảnh được các nhà thơ sử dụng để chỉ tình yêu, tình cảm đôi lứa sâu đậm. Như trong bài “Tình thuyền và biển” của Hoàng Minh Tuấn, qua hình ảnh của thuyền và biển, tác giả cũng chia sẻ những cung bậc cảm xúc luôn hiện diện trong tình yêu. Khi thì dồn dập, mãnh liệt, khi lại dịu êm, khi lại cô đơn, buồn tủi… nó rất đa dạng và khiến con người phải lo lắng. Đó cũng chính là cái đẹp của nó. Tình yêu vốn dĩ không đứng yên, nó luôn vận động biến đổi, nếu chúng ta thấu hiểu, biết và chia sẻ thì tất cả những điều đó sẽ là những tình cảm đáng nhớ, đáng nâng niu và trân trọng. Sự hòa quyện, quấn quýt của thuyền và biển khiến người đọc không khỏi thấy cảm thông, ngưỡng mộ bởi chúng là hiện thân của những người yêu nhau, luôn mãnh liệt trong từng cung bậc cảm xúc, từng hoàn cảnh.