Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 8 ngắn gọn tập 2 bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. Câu 1. a. Bài viết giúp ta hiểu thêm về lịch sử, cấu trúc và một vài nét về cảnh vật của hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Phần I
GIỚI THIỆU MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
Trả lời câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Hồ Hoàn Kiếm:
+ Nguồn gốc hình thành.
+ Sự tích những tên hồ.
- Đền Ngọc Sơn:
+ Nguồn gốc và quá trình xây dựng đền
+ Vị trí và cấu trúc đền.
Trả lời câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Muốn viết bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có những hiểu biết sâu rộng về văn hoá, lịch sử, địa lí, ... về đối tượng đó.
Trả lời câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Để có những kiến thức về một danh lam thắng cảnh phải đọc sách báo, tài liệu liên quan, thu thập thông tin, xem phim ảnh,..đặc biệt là được tham quan trực tiếp
Trả lời câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
- Bài viết được sắp xếp theo thứ tự:
+ Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm.
+ Giới thiệu đền Ngọc Sơn.
- Xét về bố cục, bài này thiếu phần mở bài và kết bài
Trả lời câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phương pháp thuyết minh chủ yếu được sử dụng ở đây là phương pháp miêu tả và giải thích.
Phần II
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 2
Trả lời câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Có thể lập lại bố cục của bài thuyết minh về Hồ Hoàn Kiếm và Đền Ngọc Sơn như sau:
Mở bài: Giới thiệu chung về thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.
Thân bài: Đoạn 1: Giới thiệu hồ Hoàn Kiếm
Đoạn 2: Giới thiệu đền Ngọc Sơn
Kết bài: Nói chung về khu vực Bờ Hồ
Trả lời câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như sau:
- Giới thiệu các phố, các công trình ven bờ hồ (Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ. Các công trình ven bờ hồ có thể kể Plaza Tràng Tiền, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Nhà hát múa rối, Nhà hàng Thuỷ tạ…).
- Giới thiệu các công trình kiến trúc xưa: Đài Nghiên, tháp Bút, Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…
Câu 3 => 4
Trả lời câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nếu viết lại bài này theo bố cục ba phần, có thể chọn những chi tiết sau:
- Chi tiết thể hiện giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi hiện nay (theo sự tích Lê Lợi trả gươm).
- Chi tiết thể hiện giá trị văn hoá: các truyền thuyết đời Lê Thánh Tông, đời Vĩnh Hựu kể về Điếu Đài, về cung Khánh Thuỵ, về chùa Ngọc Sơn (sau là đền Ngọc Sơn). Tiếp đó có thể chọn các chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên...
Trả lời câu 4 (trang 35 SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Câu của nhà thơ nước ngoài gọi Hồ Gươm là "chiếc lẵng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội" có thể sử dụng ở nhiều vị trí: trong phần mở bài, giới thiệu chung và hồ Gươm và đền Ngọc Sơn hay ở phần thân bài, ngay đầu đoạn 1 khi giới thiệu về hồ Gươm. Nhưng lại cũng có thể dùng để kết đoạn 1, trước khi chuyển sang đoạn 2, giới thiệu về đền Ngọc Sơn.
Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ