Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích - Siêu ngắn
Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích siêu ngắn nhất trang 69 SGK ngữ văn 7 tập 2 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI THÍCH
(trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
1.
- Trong đời sống, khi người ta chưa hiểu rõ vấn đề nào đó, nhu cầu giải thích sẽ xuất hiện.
- Một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày:
+ Vì sao chúng ta phải đoàn kết?
+ Vì sao càng lên cao lại càng lạnh?
+ Do đâu mà có sóng thần?
…
2 . Trong văn nghị luận, người ta thường yêu cầu giải thích các vấn đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người.
3 . Trả lời câu hỏi:
a) Bài văn giải thích vấn đề lòng khiêm tốn và giải thích bằng cách so sánh với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hằng ngày.
b) Những câu định nghĩa:
- Lòng khiêm tốn có thể được coi là một bản tính căn bản… sự vật.
- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
- Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
- Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ… học hỏi.
…
Việc đưa ra các định nghĩa về lòng khiêm tốn cũng là một trong những cách giải thích về lòng khiêm tốn. Vì nó trả lời cho câu hỏi: khiêm tốn là gì?
c) Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là cách giải thích. Vì đó là thủ pháp đối lập.
d) Việc chỉ ra cái lợi, cái hại của khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn cũng được coi là nội dung của giải thích, khiến vấn đề giải thích có ý nghĩa thực tế với người đọc.
=> Lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ,… bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,… của hiện tượng hoặc vấn đề giải thích.
Phần II
LUYỆN TẬP
(trang 71 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
- Vấn đề được giải thích: Lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích:
+ Dùng cách nêu định nghĩa: Lòng nhân đạo là lòng biết thương người.
+ Kể ra các biểu hiện của nhân đạo.
- Chỉ ra nguyên nhân và cái lợi của lòng nhân đạo.