Soạn bài Tình thái từ siêu ngắn
Soạn bài Tình thái từ siêu ngắn nhất trang 80 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Phần I
CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
1.
Trả lời câu 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
- Ở ví dụ (a) giả sử bỏ từ à thì câu không còn là câu nghi vấn nữa.
- Ở ví dụ (b) giả sử không có từ đi thì câu không còn là câu cầu khiến nữa.
- Ở ví dụ (c) giả sử không có từ thay thì không tạo được câu cảm thán.
2.
Trả lời câu 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
- Ở ví dụ (d) từ ạ biểu thị sắc thái tình cảm kính trọng, lễ phép của người nói.
Phần II
SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
Trả lời câu hỏi (trang 81 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Cách sử dụng tình thái từ:
- Bạn chưa về à? (hỏi thân mật).
- Thầy mệt ạ? (hỏi kính trọng).
- Bạn giúp tôi một tay nhé! (cầu khiến, thân mật).
- Bác giúp cháu một tay ạ! (cầu khiến, kính trọng).
Phần III
LUYỆN TẬP
Câu 1 => 3
Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
- Tình thái từ ở các câu: b, c, e, i.
- Không phải là tình thái từ ở câu: a, d, g, h, e.
Câu 2:
Trả lời câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều được biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán "chứ": nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong
g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
Câu 3:
Trả lời câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
- Chị thương em nhất mà!
- Hôm nay, em được điểm 10 sinh đấy!
- Nó háu ăn thế chứ lị!
- Anh chỉ muốn tốt cho em thôi!
- Em muốn mua quyển sách kia cơ!
- Anh không giúp thì tôi tự làm vậy!
Câu 4 => 5
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
- Em không làm bài tập về nhà à?
- Ngày mai cậu chuyển trường nhỉ?
- Hôm nay mấy giờ mẹ đi làm về ạ? Câu 5:
Trả lời câu 5 (trang 83 SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Một số tình thái từ trong tiếng địa phương:
+ Ha (như từ hả trong từ ngữ toàn dân): Chiếc váy này đẹp quá ha? (Miền Nam)
+ Nghen (nhé): Em ở nhà một mình nghen. (Miền Nam)
+ Hỉ (nhỉ): Lạnh quá chú Năm hỉ! (Miền Trung)
+ Mừ (mà): Má hứa với con rồi mừ! (Miền Trung)
+ Đa (nhỉ): Bữa nay coi bộ bà khó tính dữ đa. (Miền Nam)