Soạn bài Tính từ và cụm tính từ — Không quảng cáo

Soạn Văn 6 - Soạn ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều hay nhất


Soạn bài Tính từ và cụm tính từ

Soạn bài Tính từ và cụm tính từ

Câu 1

Lời giải chi tiết:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm của tính từ

a) Trong câu sau, những từ nào là tính từ:

a) Trong câu sau, những từ nào là tính từ:

(1) Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

( Ếch ngồi đáy giếng )

(2) Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm [...]. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi.

(Tô Hoài)

- Các tính từ: , oai (1); vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươ i (2).

b) Kể thêm một số tính từ mà em biết và nêu nhận xét về ý nghĩa khái quát của chúng.

Gợi ý :

- Dựa theo chủ đề để kể các tính từ, chẳng hạn: chỉ tính tình (nóng nảy, nết na, thuỳ mị,…), chỉ âm thanh (nhẹ, êm đềm, vang, chói,…), bộc lộ sự đánh giá (xấu, đẹp, ác, hiền,…), chỉ sắc thái (tươi tắn, ủ rũ, hớn hở,…),….

- Về ý nghĩa khái quát của tính từ: chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái,…

c) Thử cho hai từ “đi” và “đẹp” kết hợp với các từ đã , sẽ , đang , cũng , vẫn rồi rút ra nhận xét so sánh về khả năng kết hợp của động từ, tính từ với các từ này.

Gợi ý :

- Có thể kết hợp: đã , sẽ , đang , cũng , vẫn + đi; đã , sẽ , đang , cũng , vẫn + đẹp

- Như vậy, tính từ và động từ đều có khả năng kết hợp được với các từ đã , sẽ , đang , cũng , vẫn .

d) Thử lấy những tính từ và động từ mà em biết rồi cho chúng kết hợp với các từ hãy , chớ , đừng . So với động từ, khả năng kết hợp của tính từ với các từ này thế nào?

Gợi ý : Tính từ hạn chế hơn so với động từ về khả năng kết hợp với các từ hãy , chớ , đừng .

đ) Cho các từ Bông hoa , Cô bé , tím , múa , ngoan ngoãn , rụng . Hãy ghép các từ để  tạo thành câu hoàn chỉnh. Từ đó nhận xét về khả năng làm vị ngữ trong câu của tính từ so với động từ.

Gợi ý :

- Có thể ghép thành các câu:

+ Cô bé múa.

+ Bông hoa rụng.

Cả hai trường hợp ghép các từ thành câu đều có động từ làm vị ngữ mà không cần thêm từ. Còn nếu ghép các tính từ tím, ngoan ngoãn mà không thêm từ thì chúng ta chỉ được các cụm từ: Bông hoa tím ; Cô bé ngoan ngoãn . Để các cụm này thành câu, phải có thêm các từ khác nữa, chẳng hạn: Bông hoa tím rất đẹp ; Cô bé này rất ngoan ngoãn . Như vậy, so với động từ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.

e) Tính từ có thể làm chủ ngữ không? Hãy lấy ví dụ một câu có tính từ làm chủ ngữ.

Tính từ có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ trong câu, ví dụ: Hấp tấp là nhược điểm của nhiều học sinh.

2. Phân loại tính từ

a) Trong các tính từ , oai ; vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươ i, từ nào có thể kết hợp được với các từ rất , hơi , khá , lắm , quá ,… từ nào không?

Gợi ý :

- Các từ kết hợp được với từ chỉ mức độ là: , oai ;

- Các từ không kết hợp được với từ chỉ mức độ: vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươ i.

b) Nhận xét về những đặc điểm mà hai nhóm tính từ trên chỉ ra.

Nhóm có thể kết hợp với từ chỉ mức độ là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối. Các tính từ không thể kết hợp với từ chỉ mức độ là loại tính từ chỉ mức độ tuyệt đối. Đây  là hai loại cơ bản của tính từ.

3. Cụm tính từ

a) Căn cứ vào các từ in đậm, hãy xác định cụm tính từ trong các câu sau:

(1) Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong  một vẻ yên tĩnh lạ lùng đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn đã rất yên tĩnh này.

( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)

(2) [...] Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không.

(Thạch Lam)

Gợi ý : vốn đã rất yên tĩnh; nhỏ lại; sáng vằng vặc ở trên không.

b) Xếp các cụm tính từ vừa tìm được vào mô hình sau:

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

vốn đã rất

yên tĩnh

c) Các từ ngữ phụ trước và sau bổ sung ý nghĩa gì cho tính từ trung tâm?

Câu 2

Lời giải chi tiết:

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Xác định các cụm tính từ trong các câu sau và đặt chúng vào mô hình:

a) Nó sun sun như con đỉa.

b) Nó chần chẫn như cái đòn càn.

c) Nó bè bè như cái quạt thóc.

d) Nó sừng sững như cái cột đình.

đ) Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Gợi ý :

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

sun sun

như con đỉa

chần chẫn

như cái đòn càn

bè bè

như cái quạt thóc

sừng sững

như cái cột đình

tun tủn

như cái chổi sể cùn

2. Những câu có cụm tính từ trên được trích trong truyện Thầy bói xem voi , hãy nhận xét về sức gây cười của các cụm từ này.

Gợi ý : Các tính từ đều là từ láy – lớp từ có sức gợi tả hình ảnh rất tinh tế trong tiếng Việt – cho thấy, các ông thầy bói đều nhận xét rất “chính xác” những gì mình sờ được. Tuy nhiên, những hình ảnh chân thực được gợi ra bởi các cụm tính từ có phụ ngữ so sánh lại gây buồn cười, bởi vì chúng chỉ là những bộ phận của con voi, không thể lấy để thay thế cho hình ảnh của một con voi hoàn chỉnh. Các cụm tính từ đã góp phần đắc lực vào việc biểu đạt sự phê phán nhận thức hạn hẹp, phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói mù.

3. Hãy nhận xét về năm câu văn tả cảnh biển tương ứng với năm lần ông lão đánh cá ra biển, xin cá vàng làm thoả mãn lòng tham không đáy của mụ vợ trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng . Các động từ và tính từ đã được sử dụng như thế nào?

(1) Biển gợn sóng êm ả.

(2) Biển xanh đã nổi sóng.

(3) Biển xanh nổi sóng dữ dội.

(4) Biển nổi sóng mù mịt.

(5) Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.

Gợi ý : Các động từ và tính từ đã được dùng theo mức độ tăng tiến như thế nào? Sắc thái của các động từ và tính từ có tác dụng gì trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện? Lưu ý mạch phát triển: gợn sóng êm ả – nổi sóng – nổi sóng dữ dội – nổi sóng mù mịt – nổi sóng ầm ầm.

4. Quá trình thay đổi từ không đến có, rồi từ có trở lại không trong đời sống của vợ chồng người đánh cá (truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng ) thể hiện qua cách dùng các tính từ trong những cụm danh từ sau đây như thế nào?

a) cái máng lợn đã sứt mẻ –> một cái máng lợn mới –> cái máng lợn sứt mẻ.

b) một túp lều nát –> một ngôi nhà đẹp –> một toà lâu đài to lớn –> một cung điện nguy nga –> túp lều nát ngày xưa.

Gợi ý : Xác định các tính từ, so sánh nghĩa, sắc thái của các tính từ. Lưu ý đến sự lặp lại các tính từ dùng lần đầu ở lần cuối. Việc lặp lại các tính từ này có giá trị khắc hoạ, tô đậm hình ảnh biểu tượng, thể hiện chủ đề của truyện ra sao?


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thạch Sanh (Chi tiết)
Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự (Chi tiết)
Soạn bài Tính từ và cụm tính từ
Soạn bài Tính từ và cụm tính từ (Chi tiết)
Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn (Chi tiết)
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt (chi tiết)
Soạn bài Tổng kết phần Văn (Chi tiết)
Soạn bài Tổng kết phần tập làm văn lớp 6