Soạn bài Tính từ và cụm tính từ siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn Văn lớp 6 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều siêu ngắn Bài 15


Tính từ và cụm tính từ

Soạn bài Tính từ và cụm tính từ siêu ngắn nhất trang 153 SGK ngữ văn 6 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Phần I

ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ

1. Tính từ có trong các câu:

a) bé, oai.

b) nhạt, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, héo, vàng tươi.

2. Kể thêm một số tính từ:

- Tính từ chỉ màu sắc: xanh ngắt, vàng tía, tím than, xám xịt, ửng hồng,…

- Tính từ chỉ mùi vị: mặn, ngọt, chát, bùi, đắng,…

- Tính từ chỉ sắc thái: ủ rũ, hớn hở, âu sầu,…

=>  Tính từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

3. So sánh tính từ với động từ:

- Khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hay, chớ, đừng…

+ Động từ kết hợp được.

+ Tính từ cũng kết hợp được nhưng tính từ ít kết hợp với hãy, đừng, chớ,…

- Khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

+ Động từ làm vị ngữ là phổ biến

+ Tính từ làm vị ngữ hạn chế hơn.

+ Về khả năng làm chủ ngữ, tính từ và động từ như nhau.

Phần II

CÁC LOẠI TÍNH TỪ

1 . Trong số các tính từ vừa tìm được ở phần I:

- Các từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá,…): bé (quá bé, hơi bé), oai (rất oai, oai quá).

- Từ không thể kết hợp: nho nhỏ, xanh ngắt, vàng tía, tím than,…

2. Giải thích hiện tượng trên:

Vì:

- Các từ bé, oai là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

- nho nhỏ, xanh ngắt, vàng tía, tím than là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.

Phần III

CỤM TÍNH TỪ

1. Vẽ mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

vốn đã rất

yên tĩnh

nhỏ

sáng

lại

vằng vặc ở trên không

2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm tính từ:

- Phụ ngữ ở phần trước:

+ Ví dụ: còn, khá,…

+ Biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định…

- Phụ ngữ ở phần sau:

+ Ví dụ: quá, hơn,…

+ Biểu thị vị trí; sự so sánh, mức độ, …

Phần IV

LUYỆN TẬP

Câu 1 -> 2

Trả lời câu 1 ( trang 155, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Các cụm tính từ:

- sun sun như con đỉa.

- chần chẫn như cái đòn càn.

- bè bè như cái quạt thóc.

- sừng sững như cái cột đình.

- tun tủn như cái chổi sể cùn.

Trả lời câu 2 ( trang 156, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Tác dụng phê bình và gây cười của việc dùng các tính từ và phụ ngữ trong 5 câu trên:

- Các từ trên đều là những từ láy tượng hình, gợi hình ảnh.

- Hình ảnh mà các từ láy đó gợi ra đều là những sự vật tầm thường không gợi ra sự lớn lao, khoáng đạt.

- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan.

Câu 3 ->4

Trả lời câu 3 ( trang 156, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

Các động từ và tính từ được dùng để chỉ thái độ của biển cả khi ông lão 5 lần ra biển cầu xin theo lệnh mụ vợ tham lam, bội bạc:

a) gợn sóng êm ả.

b) nổi sóng.

c) nổi sóng dữ dội.

d) nổi sóng mù mịt

e) dông tố kinh khủng kéo đến, nổi sóng ầm ầm.

Các động từ và tính từ được sử dụng theo chiều hướng tăng cấp mạnh dần lên, dữ dội hơn để biểu hiện sự thay đổi của biển khơi trước những đòi hỏi ngày càng vô lí của vợ ông lão.

Trả lời câu 4 ( trang 156, SGK Ngữ văn 6, tập 1 ):

a)

- cái máng lợn đã sứt

- cái mạng lợn mới

- cái máng lợn sứt mẻ

⟹ Sự thay đổi ở các tính từ: Sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

b)

- một túp lều nát

- một ngôi nhà đẹp

- một tòa lâu đài to lớn

- một cung điện nguy nga

- túp lều nát ngày xưa.

⟹ Sự thay đổi ở các danh từ và tính từ: túp lều → ngôi nhà → lâu đài → cung điện → túp lều

⟹ Các tính từ thay đổi nhiều lần theo chiều hướng tốt đẹp lên nhưng cuối cùng lại trở về cái cũ nát như ban đầu.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thạch Sanh siêu ngắn
Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn miêu tả siêu ngắn
Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự siêu ngắn
Soạn bài Tính từ và cụm tính từ siêu ngắn
Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn siêu ngắn
Soạn bài Tổng kết phần Tiếng Việt siêu ngắn
Soạn bài Tổng kết phần văn siêu ngắn
Soạn bài Treo biển siêu ngắn
Soạn bài Từ mượn siêu ngắn