Soạn bài Tự đánh giá bài 2 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - chi tiết
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta / Cũng trắng màu mây bay phía xa / Đổi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn"?
Câu 1
Câu 1 (trang 56, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Trên cao thì nắng cũng quê ta / Cũng trắng màu mây bay phía xa / Đồi cũng nhuộm vàng trên đỉnh ngọn"?
A. Ẩn dụ
B. Nói giảm, nói tránh
C. Điệp
D. Đối
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
C
Câu 2
Câu 2 (trang 56, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phương án nào nêu đúng các hình ảnh của quê người khiến tác giả ngỡ như “quê ta"?
A. Nắng, màu mây trắng, đồi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
B. Cây lá, dáng phố phường, màu mây trắng
C. Nếp nhà dân, bụi đường, nắng
D. Cây lá, nếp nhà dân, đổi nhuộm vàng trên đỉnh ngọn
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
A
Câu 3
Câu 3 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các hình ảnh trong khổ thơ thứ hai gợi lên cảm nhận như thế nào cho tác giả?
A. Xa lạ
B. Gần gũi
C. Thú vị
D. Bản khoăn
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
A
Câu 4
Câu 4 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Từ “lữ thứ” trong dòng thơ “Ngó xuống mũi giày thì lữ thứ" thể hiện sắc thái biểu cảm như thế nào?
A. Day dứt, trăn trở
B. Thân mật, suồng sã
C. Bông đùa, hóm hỉnh
D. Cổ kính, trang trọng
Phương pháp giải:
Đọc và lý giải từ “lữ thứ”
Lời giải chi tiết:
C
Câu 5
Câu 5 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi cảm nhận các hình ảnh nắng vàng, mây trắng trong khổ thơ 1 và khổ thơ 3 có gì khác nhau?
A. Biết rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 1) và ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 3)
B. Ngỡ như mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và ý thức rõ mình đang ở quê người, ngắm cảnh cho khuây nỗi nhớ quê hương (khổ thơ 3)
C. Tự nhủ mình đang ở quê nhà (khổ thơ 1) và say sưa khám phá cảnh đẹp của quê người (khổ thơ 3)
D. Hứng thú trước vẻ đẹp khác lạ của quê người (khổ thơ 1) và phát hiện ra cảnh quê người và quê nhà giống nhau kì lạ (khổ thơ 3)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai khổ thơ.
Lời giải chi tiết:
B
Câu 6
Câu 6 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả trong hoàn cảnh nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương khi tác giả xa quê.
Câu 7
Câu 7 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy tưởng tượng và miêu tả hành động, ánh mắt, tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua các hình ảnh, từ ngữ trong khổ thơ kết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ khổ cuối.
Lời giải chi tiết:
Khổ cuối bài thơ, hình ảnh nhà thơ hiện lên đầy cô đơn ngắm nhìn khung cảnh nơi đất khách quê người, lòng nhớ quê hương da diết. Tác giả nhìn lên trời thấy mây trắng, nắng vàng, nhìn lại mình, đôi giày như điểm tựa, chỗ nghỉ chân cho người lữ khách xa quê. Bụi đất còn dính trên mũi giày cũng là bụi đất của quê hương người khác, không phải quê hương mình
Câu 8
Câu 8 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Sự đối lập trong hai khổ thơ đầu đã được phát triển như thế nào trong khổ kết của bài thơ? Điều đó đem lại cảm nhận gì cho người đọc về tâm trạng của tác giả khi ở chốn “quê người"?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các khổ thơ
Lời giải chi tiết:
Nếu hai khổ thơ đầu tác giả cảm thấy khung cảnh nơi xứ người cũng có đôi nét tương đồng với quê mình thì đến khổ hai đi sâu vào các chi tiết nhỏ, tác giả nhận ra sự khác lạ của cảnh vật, mọi thứ xung quanh đều rất xa lạ. Cuối cùng, đoạn thơ cuối tác giả nhìn cảnh vật mà nhớ về quê hương. Qua bài thơ, em cảm thấy nỗi nhớ quê hương da diết của một người con xa xứ, sống xa quê hương, luôn muốn tìm kiếm hình bóng quê hương quen thuộc trong từng khung cảnh và thấy vô vọng khi nhận ra nó khác lạ.
Câu 9
Câu 9 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em thích nhất hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Phương pháp giải:
Nêu hình ảnh em thích và lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Em thích nhất hình ảnh “Tôi ngỡ là tôi lúc ở nhà”, đây là câu thơ cho thấy nỗi nhớ quê hương đã lớn đến mức chỉ cần nhìn thấy những cảnh vật quen thuộc là nhân vật trữ tình lại có cảm giác như được ở trên chính quê hương mình. Điều này cho thấy tình yêu to lớn của người con xa xứ với quê hương mình.
Câu 10
Câu 10 (trang 57, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trình bày cảm nhận của em về tình cảm, tâm sự của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm.
Phương pháp giải:
Viết đoạn văn theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Câu thơ trên đã phần nào thể hiện tầm quan trọng của quê hương đối với mỗi con người. Ai trong chúng ta cũng đều có quê hương. Quê hương là nơi ta được sinh ra và lớn lên, là nơi gắn liền với nhiều kỉ niệm tuổi thơ. Bài thơ “Quê người” đã cho ta thấy tình cảm sâu nặng của tác giả dành cho quê hương mình. Chúng ta ai rồi cùng phải trường thành, lớn khôn và sẽ có lúc phải rời xa quê hương nhưng hình ảnh quê hương luôn được khắc ghi trong tâm trí, để ta nhớ rằng ta luôn có một nơi để về. Quê hương là một phần quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, giúp cho con người trở nên tốt đẹp hơn. Ai cũng phải có tình yêu đối với quê hương mình, nhà thơ Xan Đi-ê-gô cũng vậy, ông đã dành những tình cảm thiêng liêng, tốt đẹp nhất cho quê hương của mình qua những áng thơ tuyệt vời.