Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 6 chi tiết, Ngữ văn 6 cánh diều, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 5: Văn bản thông tin


Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết

Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập

Phần I

ĐỌC HIỂU

a. Đọc đoạn thơ trong SGK trang 109 và trả lời câu hỏi.

Trả lời câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Câu nào sau đây nêu không đúng đặc điểm của đoạn thơ trên?

A. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát.

B. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng thứ sáu dòng bát.

C. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng bát trước vần với tiếng cuối dòng lục sau.

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Phương pháp giải:

Theo dõi đoạn thơ trong SGK và đối chiếu với các đáp án trên để làm bài.

Lời giải chi tiết:

D. Đoạn thơ trên có các tiếng cuối dòng lục vần với tiếng cuối của dòng bát.

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần có tác dụng gì?

A. Làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc

B. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với người dân Việt Bắc

C. Thể hiện sự gắn bó của Bác Hồ với chiến khu Việt Bắc

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Phương pháp giải:

Đọc các đáp án và chọn đáp án phù hợp nhất (lưu ý xem ai nhớ về ai).

Lời giải chi tiết:

D. Thể hiện tình cảm lưu luyến của người dân Việt Bắc với Bác Hồ

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương án nào nêu đúng các từ đồng nghĩa trong đoạn thơ trên?

A. Mình, Bác, Ông Cụ

B. Bác, Ông Cụ, Người

C. Mình, Bác, Người

D. Mình, Ông Cụ, Người

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức từ đồng nghĩa.

Lời giải chi tiết:

B. Bác, Ông Cụ, Người

Câu 4

Trả lời câu 4 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Dòng thơ nào chứa từ láy?

A. Nhớ chân Người bước lên đèo

B. Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

D. Người đi rừng núi trông theo bóng Người

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức về từ láy.

Lời giải chi tiết:

C. Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương án nào nêu đúng ý nghĩa mà đoạn thơ trên muốn làm nổi bật?

A. Tình cảm của Bác Hồ đối với người dân Việt Bắc

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

C. Niềm tự hào của người dân Việt Bắc về Bác Hồ

D. Niềm tin của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ và rút ra ý chính.

Lời giải chi tiết:

B. Nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ

Câu 6

Trả lời câu 6 (trang 110 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Biện pháp nghệ thuật nào thể hiện được nỗi nhớ da diết của người dân Việt Bắc đối với Bác Hồ?

A. Sử dụng các từ ngữ và hình ảnh đẹp

B. Sử dụng nhiều tính từ và động từ

C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”

D. Sử dụng nhiều vần bằng trong các câu thơ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các đáp án đã cho và đối chiếu với văn bản.

Lời giải chi tiết:

C. Sử dụng biện pháp điệp từ “nhớ”

Câu 7

b. Đọc văn bản trang 110 – 111 SGK và trả lời câu hỏi

Trả lời câu 7 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin về một sự kiện lịch sử?

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

B. Nêu lên các lí do dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pa-ri

C. Nêu lên các căn cứ khoa học về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

D. Nêu lên tác dụng và ý nghĩa của việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức văn bản thông tin.

Lời giải chi tiết:

A. Nêu lên các diễn biến quan trọng về việc kí kết Hiệp định Pa-ri

Câu 8

Trả lời câu 8 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

So với nhan đề văn bản, thông tin nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Hiệp định đã được kí tắt giữa cố vấn Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ

B. Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã đưa tin này

C. Buổi lễ kí kết đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Kle-bơ

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Phương pháp giải:

Đọc nội dung và xác định thông tin chính nhất.

Lời giải chi tiết:

D. Hiệp định Pa-ri được kí ngày 27-1-1973, chiến tranh đã chấm dứt

Câu 9

Trả lời câu 9 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Phương án nào sau đây nêu đúng đặc điểm văn bản thông tin thể hiện trong đoạn trích trên?

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

B. Nhiều bằng chứng quan trọng được nêu lên

C. Nhiều lí lẽ được phân tích và làm sáng tỏ

D. Nhiều ý kiến, nhận định đánh giá về sự kiện lịch sử

Phương pháp giải:

Đọc các đáp án và đối chiếu với văn bản.

Lời giải chi tiết:

A. Nhiều trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn

Câu 10

Trả lời câu 10 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Liệt kê ba thông tin theo em là quan trọng trong đoạn trích trên.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, lọc ra 3 ý quan trọng nhất của văn bản.

Lời giải chi tiết:

3 chi tiết quan trọng:

- Báo Nhân Dân số ra ngày Chủ nhật 28-1-1973 đã in trên trang nhất những dòng chữ to, nét đậm, in hai màu đỏ và đen nổi bật: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã giành được thắng lợi vĩ đại.

- Ngày 23-1-1973, đúng 12 giờ 30 phút (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí tắt giữa cố vấn đặc biệt Lê Đức Thọ và Kít-xinh-giơ (Kissinger).

- Ngày 27-1-1973, đúng 11 giờ (giờ Pa-ri), Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam đã được kí chính thức giữa các Bộ trưởng Ngoại giao của các bên.  Cùng ngày, bốn nghị định thư của Hiệp định cũng đã được kí kết.

Phần II

Trả lời đề 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Viết bài văn về hình ảnh người mẹ hoặc người bố trong một bài thơ đã đọc khiến em xúc động nhất.

Phương pháp giải:

Em tùy chọn một bài thơ mà mình đã đọc, có hình ảnh mẹ hoặc cha để viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

Chọn hình ảnh người cha trong bài: Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông.

Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là bài thơ giàu chất suy tư, trầm lắng trong hình ảnh thơ hai cha con với những hoài bão trong sáng làm xúc động lòng người. Bài thơ khiến em xúc động về hình ảnh người cha yêu thương con và truyền cho con những khao khát, ước mơ của cuộc đời.

Hình ảnh những cánh buồm là hình tượng thể hiện ước mơ được bay xa của nhà thơ. Nó xuất hiện xuyên suốt cả bài thơ và thể hiện ước mơ của cha và sau này là mong ước của con.

Hình ảnh hai cha con giữa thiên nhiên, chan hòa màu sắc rực rỡ:

Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

Hai cha con bước đi trên cát, chan chứa một hơi ấm lan truyền chan hòa trong sắc trời đại dương thật kỳ diệu. bóng hai cha con nổi bật hẳn với sự bé nhỏ của con người trước khung cảnh thiên nhiên bao la. Hình ảnh đối lập thật dễ thương đó là bóng lênh khênh của cha bên cái bóng tròn chắc nịch thể hiện sự khác biệt giữa hai thế hệ cha con đang trên cùng một hướng đi.

Đại dương chứa chan huyền diệu, sau trận mưa biển càng đẹp càng trong, cũng như hai cha con trong bóng chân dài và gầy để cho con sự chắc nịch khỏe khoắn, đó là quy luật của tạo hóa. Những gì cha mơ ước ngày trước, sự rả rích của trận mưa thì ngày sau người con lại tiếp tục đưa ước mơ bay xa. Người cha chỉ dẫn cho con đi trong thế giới màu hồng của một chân trời trong tương lai rộng mở.

Với tâm trạng náo nức của người con làm cho người cha muốn đưa con trai mình đi tìm ước mơ mới. bay xa hơn.

Những lời tâm sự của người cha làm cho người con thêm một tí hi vọng, một tí mơ ước và những hình ảnh bền bỉ bước đi của cha và con.

Đó chính là những ước muốn táo bạo của người con muốn khám phá một trong những cánh buồm đầy ước mơ của trẻ thơ. Muốn đi khắp nơi, muốn xông pha trên biển cả. đó chính là những lời nói hồn nhiên ấp ủ một hoài bão ước mơ. Tác giả đã thể hiện một cách tinh tế và đặc sắc một cách khát vọng sống đang cháy bỏng trong mỗi con người.

Bài thơ đặc sắc với những hình ảnh tượng thơ độc đáo, nhịp thơ vừa trầm vừa lắng, vừa bay bổng như dàn trải ào ạt những cảm xúc dào dạt của tác giả. Đó là tầm cao của ước mơ, của khát vọng được chinh phục, được khám phá thiên nhiên được làm chủ nó.

Bài thơ đã gieo vào lòng thế hệ trẻ những ước mơ bay bổng, thúc giục chúng ta tìm tòi, học hỏi và khám phá để vươn tới chiếm lĩnh chinh phục thế giới vũ trụ. Nó động viên chúng ta phấn đấu không ngừng để vươn tới tầm cao của thời đại.

Bài thơ đã gây xúc động lòng người về tình cảm cha con và đã thổi cho cánh buồm của tuổi thơ một phần nào hơi gió của cuộc sống mà tương lai lớp trẻ sẽ căng phồng vượt xa trong chân trời mới đang rộng mở.

Đề 2

Trả lời đề 2 (trang 111 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em có thích đọc truyện cổ tích không? Vì sao? Hãy trình bày ý kiến của mình.

Phương pháp giải:

Em trình bày thành bài văn và có thể tìm những truyện cổ tiêu biếu để liệt kê trong văn bản.

Lời giải chi tiết:

Truyện cổ tích đối với trẻ em giống như cánh cửa mở ra một thế giới hoàn toàn mới, hoàn toàn khác biệt với đầy phép màu và những điều kỳ diệu. Chính vì thế em rất thích đọc truyện cổ tích.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu. Thông qua những đặc điểm về nội dung, ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, hình tượng nghệ thuật… nhằm phản ánh các mối quan hệ xã hội gửi gắm tinh thần lạc quan, cái thiện luôn chiến thắng và được tôn vinh, cái ác bị bài trừ.

Lí do đầu tiên là vì truyện cổ tích luôn ẩn chứa bài học về đạo đức và giúp đỡ trẻ em khám phá, phân biệt được đúng sai, dạy con kỹ năng tư duy phê phán. Mỗi một truyện sẽ là chủ đề tuyệt vời để chúng ta thảo luận về đúng sai, hậu quả của sự lựa chọn, và rất nhiều kỹ năng tư duy phê phán. Các nhân vật trong truyện liên tục phải đối mặt với những lựa chọn lớn nhỏ. Đôi khi họ có những lựa chọn đúng, và đôi khi là sai. Và kết thúc mỗi một câu chuyện, các nhân vật sẽ được tận hưởng kết quả hoặc gánh chịu hậu quả từ những lựa chọn trước đó. Ví như câu chuyện cổ tích Thạch Sanh răn dạy cho ta bài học sống ở đời cần thiện lương, trung thực đừng như Lí Thông gian xảo, độc ác nhận kết cục trừng phạt sét đánh biến thành bọ hung

Truyện cổ tích còn giúp ta xây dựng vốn từ vựng và giới thiệu tới chúng ta ngôn ngữ giàu tính văn hóa, kích thích được trí tưởng tượng. Đọc các loại sách truyện, đặc biệt những câu chuyện cổ tích là cách tuyệt vời để xây dựng vốn từ vựng, giúp ta biết các câu từ và thuật ngữ không thông dụng mà rất ít có cơ hội nhắc tới trong cuộc sống thường ngày. Đồng thời mang tới cho con một nền văn hóa phong phú của ngôn ngữ và ý nghĩa chứa đựng trong đó và giúp các con giàu trí tưởng tượng và nâng cao khả năng sáng tạo hơn rất nhiều.

Truyện cổ tích mặc dù có những câu truyện đầy rẫy những điều xấu xa nhưng đến phút cuối điều tốt sẽ giành chiến thắng như câu chuyện Tấm Cám dù cho cuộc đời cô Tấm dù bị hãm hại nhiều lần nhưng cuối cùng cô Tấm vẫn được trở về bên Hoàng Tử. Truyện sẽ dạy ta thế giới này là một nơi thật tuyệt vời và hãy nhìn nhận mọi người mọi vật theo cách tích cực. Tất nhiên, những điều xấu vẫn xảy ra. Các bài học từ truyện cổ tích sẽ tăng thêm cho bé niềm hy vọng và lòng can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và giữ trong trái tim chúng “lý tưởng” về việc “ở hiền sẽ gặp lành”.  Còn các nhân vật ác như mụ phù thủy luôn tìm cách hãm hại người khác thì sẽ không bao giờ được ai thương, quý mến, luôn bị xa lánh và kết thúc cuối cùng chỉ là cái chết vì tội ác của mình.

Truyện cổ tích có ảnh hưởng rấy lớn, rất quan trọng trong việc bồi dưỡng nhân cách của trẻ nhỏ, kích thích phát huy sự phát triển về trí tưởng tượng, giúp các em hình thành cảm xúc, trí tuệ sau này và trau dồi những bài học đạo đức thú vị, giúp trẻ em khám phá ra những điều mới lạ hơn trong cuộc sống này.

Những câu chuyện cổ tích được lặp đi lặp lại, cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác. Qua những câu chuyện, ta sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc ta. Tất cả sẽ làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của em và mọi trẻ em khác, bồi dưỡng tâm hồn, thêm yêu, thêm tin vào cổ tích.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Tự đánh giá bài 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Tự đánh giá bài 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Tự đánh giá bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Tự đánh giá bài 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Tự đánh giá cuối học kì I SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Về thăm mẹ Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết học cổ tích Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết