Soạn bài Tự đánh giá trang 82 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Cánh diều - chi tiết
Theo em tại sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn? Phương án nào nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?
Câu 1
Câu 1 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo em tại sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và tìm ra lý do, những điều đặc sắc về bánh mì Sài Gòn.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội.
Câu 2
Câu 2 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phương án nào nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn ?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và xác định nội dung để chỉ ra bố cục.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D: Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hóa.
Câu 3
Câu 3 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn 1 để hiểu lí do.
Lời giải chi tiết:
Đáp án D: Vì đó là nơi có rất nhiều người Tây, Tàu cùng sinh sống.
Câu 4
Câu 4 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hóa của món bánh mì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, chú ý đoạn 2 tìm ra những chi tiết thể hiện giá trị văn hóa của món bánh mì.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A: Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự phát và tự giác
Câu 5
Câu 5 (trang 85, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh mì trong đời sống hiện nay.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đọc các đáp án để chọn đáp án phù hợp
Lời giải chi tiết:
Đáp án C: Nói chung giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế nhân đời nay gọi là văn hóa ẩm thực.
Câu 6
Câu 6 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên bằng biểu hiện cụ thể, đồng thời nhận xét về tác dụng của sự kết hợp đó.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, tìm ra sự kết hợp tự sự và trữ tình, tác dụng của sự kết hợp trong việc thể hiện nội dung.
Lời giải chi tiết:
- Yếu tố tự sự: Kể lại quá trình du nhập của bánh mì về Việt Nam.
- Yếu tố trữ tình: Bộc lộ cảm xúc, sự trân trọng của tác giả.
→ Sự kết hợp đó làm cho giá trị của văn bản thêm cao hơn, thu hút hấp dẫn người đọc. Thể hiện rõ sự trân trọng của tác giả với văn hóa ẩm thực.
Câu 7
Câu 7 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm ra vấn đề tác giả bàn luận.
Lời giải chi tiết:
Tác giả mở rộng bàn luận vấn đề về văn hóa ẩm thực, nét văn hóa của dân tộc.
Câu 8
Câu 8 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn hóa? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, tìm ra quan điểm phát triển văn hóa, đưa ra quan điểm bản thân và lí giải.
Lời giải chi tiết:
- Vấn đề phát triển văn hóa cần phải nhìn rõ về quá trình phát triển, nguồn gốc phải có sự kết hợp của tự phát và tự giác.
- Em đồng tình với quan điểm.
- Vì mỗi việc đều có nguồn gốc, sự xuất phát của nó, từ đó hiểu sâu hơn và khi phát triển sẽ tạo nên một giá trị văn hóa tốt đẹp.
Câu 9
Câu 9 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
T ừ văn bản, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài.
Phương pháp giải:
Từ vấn đề được nêu ra qua văn bản, cùng với những kiến thức cuộc sống để đưa ra được suy nghĩ.
Lời giải chi tiết:
- Thái độ cần có: Tiếp thu có chọn lọc.
- Suy nghĩ: Thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài rất cởi mở. Họ rất mong muốn được học hỏi và tiếp thu thêm nhiều yếu tố văn hóa nước ngoài dẫn đến việc không chọn lọc, không xem xét vì không phải văn hóa nào cũng hợp với nước ta vì mỗi nước sẽ có văn hóa truyền thống khác nhau. Khi đưa vào mà không xem xét kỹ sẽ dẫn đến tình trạng đi ngược lại với văn hóa dân tộc, làm cho văn hóa dân tộc phai nhạt dần, bị pha tạp.
Câu 10
Câu 10 (trang 86, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):
Hãy giới thiệu (khoảng 12 – 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại thức ăn đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được
Phương pháp giải:
Từ vấn đề được nêu ra qua văn bản, cùng với những kiến thức cuộc sống viết một đoạn văn giới thiệu.
Lời giải chi tiết:
Người Việt luôn tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế về nền ẩm thực phong phú, đặc sắc của nước mình, với các món “quốc hồn quốc túy” như: Phở, Bún bò, Bánh xèo, Bún chả, Bánh cuốn, Bánh bột lọc... đậm đà hương vị truyền thống. Trong đó, Phở không chỉ là một món ăn ngon mà còn trở thành “đại sứ ẩm thực”, góp phần vinh danh văn hóa của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Hương vị của món ăn này hội tụ đầy đủ những gì tinh túy nhất trong ẩm thực Việt Nam. Nhiều du khách quốc tế đến tham quan, du lịch tại Việt Nam, ngoài việc khám phá những địa điểm tham quan nổi tiếng, ai cũng từng một lần vào quán, gọi tô Phở nóng hổi để thưởng thức, mà không phải gọi bằng từ tiếng Anh là “noodle” gọi thẳng là “Phở”. Món Phở bò là món tâm đắc nhất của thực đơn Phở, món ăn này được bán mỗi ngày tại các quán ven đường, các quán cà phê, trong các nhà hàng, thậm chí cả các khách sạn 5 sao, dù ở đâu, Phở cũng được người dân ưa chuộng. Gánh phở đầu tiên theo tài liệu của Vũ Bằng, Băng Sơn đã xuất hiện ở ga Hàng Cỏ năm 1901. Tuy nhiên, người đầu tiên bán phở ghi nhận được, theo các gia đình ở Vân Cù, Nam Định, ông Vạn là người đầu tiên trong ra Hà Nội mở quán ở phố Hàng Hành, mạn Tây Bắc hồ Gươm,năm 1925. Phở có nhiều biến thể theo từng vùng miền, phở xuất hiện ở khắp mọi nơi dọc theo chiều dài đất nước Việt Nam.