Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn — Không quảng cáo

Soạn văn 11 siêu ngắn, Ngữ văn 11 , tổng hợp văn mẫu hay nhất Tuần 1


Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn

Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn nhất trang 3 SGK ngữ văn 11 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

Trong hai câu thơ, từ "thôi" in đậm được tác giả sử dụng với nghĩa chuyển, chỉ cái chết để nói tránh cái chết của Dương Khuê, một sự việc đau buồn.

Câu 2

Trả lời c âu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

- Cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ:
+ Danh từ trung tâm đứng trước định ngữ và danh từ chỉ loại (" rêu từng đám", "đá mấy hòn");
+ Đ ảo trật tự cú pháp: vị ngữ đứng trước chủ ngữ.
=> Việc đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ giúp tạo ấn tượng mạnh, động từ đặt ở đầu câu cho thấy sức sống mãnh liệt của những sự vật tưởng chừng bé nhỏ, tầm thường. Từ đó gợi sự bứt phá, bướng bỉnh, phẫn uất cùng khát khao hạnh phúc mãnh liệt của Hồ Xuân Hương.

Câu 3

Trả lời c âu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1)

VD: "Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về"

=> Từ láy tượng hình "chùng chình" được Hữu Thỉnh sử dụng thật tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa từ hạ sang thu.

=> Các nhà thơ, nhà văn từ kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách sử dụng những kết hợp từ lạ, những liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Tràng Giang siêu ngắn
Soạn bài Tuyên ngôn độc lập siêu ngắn
Soạn bài Tương tư siêu ngắn
Soạn bài Từ ấy siêu ngắn
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp) siêu ngắn
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân siêu ngắn
Soạn bài Tự tình (bài II) siêu ngắn nhất
Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh siêu ngắn
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc siêu ngắn
Soạn bài Về luân lý xã hội ở nước ta siêu ngắn
Soạn bài Vi hành siêu ngắn