Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 8, ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 10. Cười mình, cười người


Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào? (làm vào vở).

Nội dung chính

Văn bản đã đả kích bọn thực dân phong kiến quan lại làm tay sai cho giặc, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc, bọn rởm đời lố lăng trong buổi giao thời.

Câu 1

Câu 1 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tìm những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu. Bức chân dung đó như thế nào? (làm vào vở).

Phương pháp giải:

Vận dụng phương pháp đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những từ ngữ, hình ảnh mà tác giả đã sử dụng để tự phác họa bức chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu: Chẳng quan mà chẳng phải dân, Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, vểnh râu, lên mặt

Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời,  ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Những từ ngữ, hình ảnh: Chẳng quan mà chẳng phải dân , Ngơ ngơ ngẩn ngẩn , vểnh râu, lên mặt

- Bức chân dung tự họa của tác giả, khắc họa tài năng văn chương chữ nghĩa của tác giả nhưng lại cho mình là ngu dốt, là ngẩn ngơ, không ăn thua với đời,  ăn bám vợ con, vô công rỗi nghề.

Từ ngữ, hình ảnh

Nhận xét

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn, đần, chẳng phải quan, chẳng phải dân, hầu, chè rượu, sai vặt, vểnh râu, lên mặt, vai phụ lão, dáng văn thân.

Không phải quan cũng không phải người dân bình thường, ông Tú tự nhận mình là người không bình thường vì dù chỉ lĩnh “lương vợ” nhưng ngày ngày vẫn sai vặt con hầu chè rượu, có lúc tự đắc như phụ lão, văn thân.

Từ ngữ, hình ảnh mà tác giả  đã sử dụng để tự phác họa bức họa chân dung về bản thân trong sáu câu thơ đầu là: chẳng phải quan mà chẳng phải dân, ngơ ngơ ngẩn ngẩn, hàau con chè, vểnh rêu, dáng văn thân

Bức chân dung thể hiện ông là một người an nhàn không có chức quan nhưng cũng không phải là dân mà ở nhà ngâm thơ đèn sách, đôi lúc kêu hãnh, kiêu ngạo với các văn thân, sống dựa vào vợ kiếm từng đồng từng hào lo cho cuộc sống. Ta thấy cuộc sống của tác giả khá nhàn hạ được vợ con hầu hạ không phải lo toan

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 2

Câu 2 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong hai câu luận? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thủ pháp trào phúng: Dùng lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu, tác giả tự họa chính bản thân nhưng đằng sau đó chính là bức tranh xã hội xã hội phong kiến với nhiều bất cập, làm hạn chế tài năng của người tài. Sự bất mãn trước thời cuộc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Thủ pháp trào phúng: lời lẽ kín đáo, cách nói ngược để cười nhạo, mỉa mai

- Tác dụng: thể hiện sự tinh tế trong cách viết của tác giả, nhẹ nhàng mà thâm sâu.

Việc sử dụng lối nói hóm hỉnh, giễu nhại với những động từ như “vểnh râu, lên mặt”, danh từ “phụ lão, dáng văn thân” đã giúp tác giả bày tỏ “sự cảm thấy không phải với chính mình” (Trần Đình Sử), bất lực với chính mình. Tiếng cười ở đây mang ý nghĩa giải thoát cho sự bức bách, bất lực trước hoàn cảnh của Trần Tế Xương.

Trào phúng là thủ pháp nghệ thuật được xây dựng dựa trên những tương phản, đối lập, mâu thuẫn từ đó làm bật lên tiếng cười mỉa mai, châm biếm. Đồng thời cũng làm nên giáo trị phê phán, tố cáo sâu sắc với hiện thực xã hội, con người trong tác phẩm

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 3

Câu 3 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì trong hai câu thơ cuối? Điều đó giúp ta hiểu gì về nhà thơ?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hai câu thơ cuối bài thể hiện thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời, là bức chân dung tự họa chính mình. Đặc biệt, đó còn là những sự đổi thay, biến chuyển của đời sống xã hội lúc bấy giờ, xã hội phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc. Nhưng ông vẫn giữ một tinh thần lạc quan lạc quan, đứng về phía dân nghèo.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

- Thái độ tự trào của tác giả trước cuộc đời.

- Điều đó giúp ta hiểu nhà thơ vẫn giữ một tinh thần lạc quan lạc quan, đứng về phía dân nghèo.

– Tình cảm, cảm xúc: lo lắng cho thời cuộc, quan tâm vận mệnh đất nước một cách thầm kín.

– Qua tình cảm, cảm xúc của tác giả bộc lộ trong hai câu cuối, ta thấy được ông là người yêu nước, bất bình trước thực trạng hỗn loạn của xã hội.

Theo em, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúcvefe sự bất lực trước cuộc sống không thể đạt được mục đích làm quan to giúp vợ sống an nhàn nên không biết sống lâu như vậy có thể làm thay đổi cuộc sống tốt hơn trong hai câu thơ cuối

Điều đó giúp ta hiểu nhà thơ tuy thể hiện trong câu thơ rất an nhàn nhưng thật ra lại rất đau khổ chán trường về lối sống hiện tại

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 4

Câu 4 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ đề của bài thơ là: Bức chân dung tự họa của nhà thơ, qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của nhà thơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Chủ đề: Bức chân dung tự họa của nhà thơ, qua đó thấy được sự đổi thay của xã hội và tinh thần lạc quan, thanh cao của nhà thơ.

- Chủ đề của bài thơ: Tiếng cười tự chế giễu vì sự bất lực của bản thân trước hoàn cảnh xã hội giao thời đầy nhiễu nhương.

- Căn cứ: Những từ ngữ, hình ảnh với lối nói giễu nhại:

+ Chẳng phải quan mà chẳng phải dân

+ Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần

+ Hầu con chẻ rượu ngày sai vặt

+ Lương vợ ngô khoai tháng phát dần

Chủ đề của bài thơ là chế giễu về cuộc sống nhàm chán, an nhàn nhưng lại không giúp đỡ gì cho vợ con.

Một số chi tiết:

Chẳng phải quan mà chẳng phải dân

Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần

Hầu con chẻ rượu ngày sai vặt

Lương vợ ngô khoai tháng phát dần

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Câu 5

Câu 5 (trang 106, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm: Dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Thông điệp: Dù cuộc sống có xoay vần, đổi thay thì hãy luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan, yêu đời.

Thông điệp: Sự tự nhận thức về tình cảnh của mình: bất lực trước hoàn cảnh và tố cáo xã hội giao thời đầy nhiễu nhương, mâu thuẫn đã đẩy những tri thức như ông vào tình cảnh này.

Thông quan bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp là phê phán thói hư tật xấu ở trong xã hội.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3
Cách 4

Cùng chủ đề:

Soạn bài Tình yêu sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 129 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trình bày, giới thiệu về một cuốn sách SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Trong lời mẹ hát SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Tự trào I SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Văn hay SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viên tướng trẻ và con ngựa trắng SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn giới thiệu một cuốn sách yêu thích SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một chuyến đi SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo - Chi tiết