Soạn bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 6 ngắn nhẩ tập 1 bài Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt. Câu 1. Lập danh sách các tiếng và từ trong câu sau:
Phần I
I. Từ là gì?
Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Lập danh sách các tiếng và từ trong câu sau:
Tiếng: thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn , ở.
Từ: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, chăn nuôi, và, cách, ăn ở.
Trả lời câu 2 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
- Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ; từ là đơn vị cấu tạo nên câu.
- Một tiếng coi là một từ khi một tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo nên câu.
Phần II
II. Từ đơn và từ phức
Trả lời câu 1 (trang 13 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại:
Kiểu cấu tạo từ |
Ví dụ |
|
Từ đơn |
Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm. |
|
Từ phức |
Từ ghép |
Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy. |
Từ láy |
Trồng trọt |
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
Giống nhau: đều gồm 2 tiếng trở lên.
Khác nhau:
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.
+ Từ láy: các tiếng có quan hệ láy âm.
Phần III
III. LUYỆN TẬP:
Câu 1, 2
Trả lời câu 1 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc câu sau và thực hiện các nhiệm vụ nêu bên dưới:
a. Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ: từ ghép.
b. Những từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác, tổ tiên, gốc rễ…
c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc theo kiểu: con cháu, anh chị, ông bà, chú bác, cô dì, cậu mợ, chú thím, vợ chồng…
Trả lời câu 2 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy nêu quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:
- Theo giới tính (nam trước, nữ sau): ông bà, anh chị, chú thím, cậu mợ…
- Theo bậc (tôn ti, trật tự: bậc trên trước, bậc dưới sau): bà cháu, ông cháu, chị em, cậu cháu, dì cháu, cha con…
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 14 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tên các loại bánh được cấu tạo theo công thức: bánh + x
Tiếng đứng sau (kí hiệu x) có thể nêu:
- Cách chế biến
- Chất liệu
- Hình dáng
- Hương vị
- Tính chất
…
Điền vào bảng sau:
Nêu cách chế biến |
Bánh rán, bánh nướng, bánh tráng, bánh cuốn, bánh nhúng… |
Nêu tên chất liệu của bánh |
Bánh nếp, bánh tẻ, bánh khoai, bánh ngô, bánh tôm, bánh gai, bánh khúc… |
Nêu tính chất của bánh |
Bánh dẻo, bánh xốp, bánh phồng... |
Nêu hình dáng của bánh |
Bánh gối, bánh ống, bánh sừng bò, bánh tai voi… |
Câu 4, 5
Trả lời câu 4 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ láy được in đậm trong câu sau miêu tả cái gì?
- Từ láy in đậm miêu tả tiếng khóc.
- Những từ láy khác miêu tả tiếng khóc: nức nở, ti tỉ, rưng rức, nỉ non, tức tưởi…
Trả lời câu 5 (trang 15 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Thi tìm nhanh các từ láy:
a. Tả tiếng cười: khanh khách, ha hả, hi hi, hô hố, toe toét…
b. Tả tiếng nói: ồm ồm, khàn khàn, ông ổng, sang sáng, thỏ thẻ…
c. Tả dáng điệu: lom khom, lắc lư, đủng đỉnh, khệnh khạng, nghênh ngang…