Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết
Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2); tìm hiểu thêm về những câu tục ngữ có đề tài tương tự.
Nội dung chính
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát. - Tục ngữ về con người, xã hội nhằm chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. |
Chuẩn bị
(trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc trước văn bản Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2); tìm hiểu thêm về những câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự.
Phương pháp giải:
Đọc trước văn bản và sưu tầm thêm các câu tục ngữ có đề tài tương tự.
Lời giải chi tiết:
* Cơn đằng đông vừa trông vừa chạy.
Cơn đằng tây vừa cày vừa ăn
* Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
* Gió nam đưa xuân sang hè.
* Vùng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.
* Trăng quầng đại hạn, trăng tán thì mưa.
- Những câu tục ngữ có đề tài và nội dung tương tự:
+ Chớp đằng tây mưa dây bão giật
+ Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa
+ Qụa tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa
+ Người sống đống của
+ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
Câu tục ngữ có đề tài tương tự:
- Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
- Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
- Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
- Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Đọc hiểu
Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đề tài các câu tục ngữ ở đây có gì giống với các câu tục ngữ đã học ở trước?
Phương pháp giải:
Đọc lại văn bản trang 8 để khái quát đề tài.
Lời giải chi tiết:
Các câu tục ngữ trong bài này và các câu tục ngữ đã học trước đó đều nói về đề tài thiên nhiên, lao động và con người.
Đề tài các câu tục ngữ ở đây giống với các câu tục ngữ đã học ở trước là đều nói về các kinh nghiệm sản xuất, tự nhiên, thời tiết, về con người và mối quan hệ giữa con người với con người.
Đề tài các câu tục ngữ ở đây giống với những câu tục ngữ ở trang 8 vì đều là những kinh nghiệm về thời tiết, lao động sản xuất và những bài học về đạo lí làm người.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm 3 nhóm:
- Tục ngữ về thiên nhiên: 1, 3
- Tục ngữ về lao động: 2, 4
- Tục ngữ về con người, xã hội: 5, 6, 7, 8.
- Có thể chia các câu tục ngữ trong văn bản làm 4 nhóm.
+ Tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 3
+ Tục ngữ về lao động: câu 2, 4
+ Tục ngữ về con người: câu 5, 6
+ Tục ngữ về xã hội: câu 7, 8
Có thể chia làm ba nhóm chính:
- Nhóm câu về thời tiết: 1, 3
- Nhóm câu về lao động sản xuất: 2, 4
- Nhóm câu về con người xã hội: 5, 6, 7, 8
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu cách hiểu của em về các câu tục ngữ trên.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.
Khi trời có màu ráng mỡ gà thường sẽ có mưa bão lớn. Vì thế, phải chú ý chống bão.
2. Nhất thì, nhì thục.
Vai trò của thời vụ là hàng đầu. Trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo hai yếu tố là thời vụ và đất đai.
3. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật.
Một kinh nghiệm dự đoán thời tiết. Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn.
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.
Nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì đi lúc bình minh rạng đông.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm.
Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương.
6. Chết trong hơn sống đục.
Thà chết mà giữ được nhân phẩm còn hơn sống mà phải chịu nhục.
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cố gắng thì việc khó thế nào cũng sẽ xong.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Khi được hưởng thành quả nào đó, phải nhớ đến người có công xây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình.
Câu tục ngữ |
Cách hiểu |
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ |
Trời xuất hiện ráng có màu vàng mỡ gà có nghĩa sắp có bão |
2. Nhất thì, nhì thục |
Nhấn mạnh tầm quan trọng của các yếu tố thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón với nghề trồng trọt. |
3. Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. |
Nếu trời có cầu vồng ở phía đông hoặc ở phía tây là sắp có mưa to gió lớn. Câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm dự báo thời tiết của nhân dân. |
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. |
Truyền đạt kinh nghiệm bắt tôm, cá, muốn bắt tôm phải đi vào chập tối , còn bắt cá thì phải đi từ sáng sớm. |
5. Đói cho sạch, rách cho thơm |
Khó khăn về vật chất vẫn phải sống trong sạch, thiện lương |
6. Chết trong hơn sống đục. |
Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại. Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.=> Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người. |
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim |
Từ thanh sắt to có thể rèn thành một cây kim nhỏ bé. Qua đó thể hiện đức tính kiên trì trong cuộc sống. |
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. |
Phải biết nhớ ơn người cho trái ngọt, quả lành |
- Câu 1: ý chỉ đám mây có màu vàng như mỡ gà thì chứng tỏ sắp có dông bão
- Câu 2: trong sản xuất, đúng thời điểm là quan trọng nhất sau đó mới đến cày bừa kỹ.
- Câu 3: Khi nhìn thấy đoạn cầu vồng phía trân trời, chứng tỏ trời sắp mưa hoặc có giông bão.
- Câu 4: tôm thì có nhiều vào lúc chiều tối, cá thì có nhiều vào buổi sớm
- Câu 5: con người nên giữ đúng phẩm giá, phẩm chất của mình dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Câu 6: ý chỉ thà chết một cách vinh quang còn hơn sống một cuộc đời đầy nhục nhã.
- Câu 7: ý chỉ sự kiên trì, bền bỉ sẽ làm lên việc lớn lao.
- Câu 8: nhắc nhở chúng ta phải biết ơn thế hệ đi trước, trân trọng những thành quả mà họ đã để lại.
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa gì đối với đời sống thực tiễn của con người?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
Các câu tục ngữ có ý nghĩa thực tiễn vận dụng vào trong cuộc sống thường này đặc biệt đối với những người nông dân chân chất lam lũ. Họ vẫn luôn ghi nhớ những lời dạy mà ông cha ta để lại để áp dụng vào trong đời sống lao động sản xuất thường ngày. Những lí lẽ, những tri thức mà ông cha ta truyền bảo vẫn sẽ sống mãi với thời gian.
Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa đối với đời sống thực tiễn của con người: đều đem lại những kinh nghiệm lao động sản xuất, dựa vào hiện tượng tự nhiên để sinh sống và những bài học nhân sinh sâu sắc, răn dạy con người cách ăn cách sống.
Những câu tục ngữ trong văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống thực tiễn của con người. Giúp con người trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất, khuyên răn con người điều chỉnh lại hành vi của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đông thời, nó thể hiện sự biết ơn, trân trọng những giá trị truyền thống của con người.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, vì sao nói: Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản SGK.
Lời giải chi tiết:
- Những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của người xưa đối với việc quan sát các hiện tượng thời tiết để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Những câu tục ngữ ấy là bài học thiết thực, là trí tuệ của nhân dân lao động, giúp cha ông ta ngày xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán được thời tiết để tránh thiệt hại và nâng cao năng suất lao động
- Tục ngữ về con người, xã hội luôn chú ý tôn vinh, đề cao giá trị con người và đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có
Nói Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân là bởi: tục ngữ phản ánh được mọi mặt đời sống, thể hiện được kinh nghiệm của con người trên mọi lĩnh vực:
- Trước hết, tục ngữ đã cho ta những kinh nghiệm vô giá về tình yêu thương giữa con người. (Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách hay Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng)
- Chưa dừng lại ở đó, tục ngữ còn cho ta những kinh nghiệm quan sát thực tiễn từ thiên nhiên (Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt; ráng mỡ gà có nhà thì giữ…)
- Nhân dân ta còn truyền lại kinh nghiệm về trồng trọt, sản xuất cho con cháu đời sau.
- Tục ngữ còn cho ta những bài học sâu sắc về cách nhìn nhận, đánh giá, khuyên răn con người.
Theo em, nói “Tục ngữ là kho tàng trí tuệ của nhân dân” vì tục ngữ được đúc rút ra từ sự từng trải, những kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống của nhân dân. Trải qua nhiều quá trình, sự lặp đi lặp lại của tự nhiện, xã hội, nhân dân ta đã đúc kết nó thành những kinh nghiệm quý báu không chỉ phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ cho cả xã hội. Vì vậy, tục ngữ chính là kho tàng trí tuệ của nhân dân.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 12, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hãy nêu một câu tục ngữ mà em thấy có ích đối với cuộc sống của chính mình.
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Câu tục ngữ mà em cảm thấy có ích với cuộc sống của chính mình là “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Mỗi khi cảm thấy chán nản hoặc mất động lực, tự nhủ với lòng về bài học mà câu tục ngữ khuyên nhủ, em lại lên dây cót cho tinh thần và tiếp tục cố gắng, hi vọng vào ngày mai tươi sáng.
Một số câu tục ngữ có ích với cuộc sống:
- Cơm treo, mèo nhịn đói.
- Gà cựa dài thì rắn, gà cựa ngắn thì mềm
- Có tật giật mình…
- Lạt mềm buộc chặt
Câu tục ngữ em cho là có ích đối với chính mình là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Từ câu tục ngữ, em hiểu được trách nhiệm và vai trò của mình. Từ “kẻ trồng cây” là chỉ những người đi trước, những người đã có ơn trong công cuộc khai hóa hay đấu tranh vì độc lập dân tộc. Ngày nay, chúng ta đang hưởng thụ những thành quả đó và cần phải biết trân trọng, biết ơn những người đi trước, từ đó ý thức được những việc mình cẩn phải làm nhằm phát huy những thành quả ấy.