Soạn bài Văn bản đề nghị - Ngắn gọn nhất
Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Văn bản đề nghị. Câu 1. Đọc các văn bản sau:
Xem thêm:
Phần I
ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
Câu 1. Đọc các văn bản (trang 124 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Câu 2. Trả lời câu hỏi:
a. Viết giấy đề nghị để nói lên ý kiến, nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó để những người có thẩm quyền giải quyết.
b. Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày:
- Trình bày cần sang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau: Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì?
c. Ví dụ về viết giấy đề nghị: Xin đi tham quan, xin mua thêm quạt…
Câu 3. Tình huống phải viết giấy đề nghị:
Tình huống a và c cần viết giấy đề nghị.
Phần II
CÁCH LÀM VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ
1. Tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị
Trả lời câu hỏi (trang 125 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
a. Hai văn bản được trình bày theo thứ tự:
- Quốc hiệu
- Địa điểm viết đơn, ngày…tháng…năm.
- Tên văn bản
- Nơi gửi đến
- Nêu sự việc, lí do, ý kiến đề nghị
- Người viết kí, ghi rõ họ tên.
* Những phần quan trọng:
- Chủ thể: Người viết đề nghị
- Khách thể: Người tiếp nhận đề nghị
- Nội dung: Đề đạt nguyện vọng gì?
- Mục đích.
b. Cách làm một văn bản đề nghị:
Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Nguyện vọng được giải quyết sẽ mang lại ích lợi gì?
2. Dàn mục một văn bản đề nghị (sgk-tr. 126).
3 . Lưu ý (sgk-tr.126).
Phần III
LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Đọc và suy nghĩ về 2 tình huống sau:
Giống nhau: lí do viết đơn và lí do viết đơn đề nghị đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
Khác nhau:
+, Viết đơn: là nguyện vọng, nhu cầu của 1 cá nhân.
+, Viết đơn đề nghị: là nguyện vọng, nhu cầu của tập thể.