Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 6. Bài học cuộc sống


Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - chi tiết

Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện hoặc sự việc đó là gì?

Nội dung chính

- Đẽo cày giữa đường: Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

- Ếch ngồi đáy giếng: Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

- Con mối và con kiến: Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.

Trước khi đọc 1

Câu 1 (trang 6 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Kể một câu chuyện em được đọc (nghe) hoặc một sự việc em chứng kiến (tham gia) đã để lại cho em bài học sâu sắc. Bài học em rút ra được từ câu chuyện hoặc sự việc đó là gì?

Phương pháp giải:

Em nhớ lại văn bản đã để lại nhiều ấn tượng cho em và để lại cho em những bài học kinh nghiệm sâu sắc.

Lời giải chi tiết:

Văn chương đã bồi dưỡng tâm hồn em những phẩm chất em đã có và dạy cho em những bài học em chưa biết. Truyện Thầy bói xem voi em được đọc khi còn nhỏ đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng em vì bài học kinh nghiệm mà nó để lại. Qua hình ảnh của những ông thầy bói mù khi xem và nhận xét về một chú voi đã giúp em nhận được bài học về sự xem xét toàn diện. Để đánh giá được sự việc chúng  ta cần có sự quan sát toàn diện, không lấy cái lẻ để chỉ cái toàn diện. Hơn hết chúng ta cần phải biết lắng nghe, vừa học hỏi để trau dồi thêm được tri thức của bản thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Một gia đình chuột đang sống trong sợ hãi khi con mèo cứ săn chúng cả ngày lẫn đêm. Mệt mỏi vì lo sợ cho cuộc sống mỗi giây, chúng đã quyết định cố gắng và nghĩ ra một kế hoạch. Sau một thời gian, một trong những con chuột trẻ đã đưa ra một ý tưởng thông minh.

Con chuột đề nghị rằng chúng sẽ buộc một cái chuông quanh cổ của con mèo, nên có thể nghe thấy khi con mèo đến gần, khi đó có thể trốn con mèo. Tất cả chuột đều đồng ý, ngoại trừ con chuột lâu đời nhất, khôn ngoan nhất. Các con chuột già cho rằng đó là một kế hoạch tốt về mặt lý thuyết, nhưng "ai sẽ là người đi đeo chuông cho mèo?"

=> Bài học: Thực hiện thì lúc nào cũng quan trọng hơn ý tưởng

Ý tưởng là rất cần thiết để giải quyết vấn đề, nhưng cần thiết hơn là biết cách thực hiện. Khi bạn tưởng tượng ra một ý tưởng cho công việc hay cái gì khác, phải luôn luôn biết cách thực hiện trước khi đưa ra ý kiến. Nếu không có cách nào tốt để thực hiện ý tưởng đó, thì phải xin lời khuyên, đừng bao giờ khoe khoang ý tưởng của bạn cho đến khi thực sự sẵn sàng cho lúc bắt đầu.

Một câu chuyện em tự mình trải qua đã để lại cho em bài học sâu sắc: Một bạn trong lớp đã ghen tị với em vì em học tốt hơn bạn ấy. Em đã vì thế mà cũng có thái độ không tốt với bạn. Sau đó em nhận ra, em cần có cái nhìn bao dung hơn với bạn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trước khi đọc 2

Câu 2 (trang 6 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy chia sẻ cách hiểu của em về câu nói: “Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi”

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ về câu nói để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Câu nói: “Anh ta nhận ra bản thân mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi” có thể được hiểu là nhân vật “anh ta” nhận ra được tầm nhận thức của bản thân về vấn đề trong cuộc sống rất hạn hẹp. Hơn nữa ta còn có thể hiểu theo cách nhân vật này còn có sự chủ quan, coi thường thực tế.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu nói: "Anh ta nhận ra mình chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi" là câu nói có nội dung chỉ một đối tượng vốn tưởng mình là người hiểu biết, thông minh nhưng người đó đã tự nhận thức được bản thân vẫn còn những hạn chế, hiểu biết và suy nghĩ còn hạn hẹp.

Câu nói thể hiện sự tự nhận thức về bản thân: tầm nhìn hạn hẹp, không coi ai ra gì, tính tình tự cao tự đại luôn luôn cho rằng mình giỏi hơn tất cả và luôn khinh thường người khác.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 1

Câu 1 (trang 7 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao người thợ mộc không bán được cày?

Phương pháp giải:

Em đọc lại văn bản và suy nghĩ của bản thân sau mỗi lần nhân vật đều thay đổi quyết định để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Sở dĩ người thợ mộc không bán được cày là bởi vì anh ta làm cái cày lúc thì to quá, lúc thì bé quá, ... theo lời khuyên của mọi người qua đường mà không có chính kiến của bản thân.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Vì những chiếc cày anh đẽo ra đều không phù hợp với việc cày ruộng.

Người thợ mộc không bán được cày vì anh ta đẽo cày to gấp năm, gấp bảy thứ thường bày ra bán cho người đi cày bằng voi nhưng trước nay chưa có ai cho voi đi cày bao giờ cả.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 2

Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

Phương pháp giải:

Em đọc bản lời thoại của mối để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Khi thấy kiến làm việc vất vả mối đã có thái độ trêu trọc và giương oai, nó cho rằng kiến làm nhiều mà chẳng thể to lên, còn nó chẳng cần làm gì cũng béo tròn o.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Mối chê cười kiến làm việc vất vả.

Khi thấy kiến làm việc vất vả, mối có thái độ khoe khoang về bản thân mình không phải làm gì mà vẫn có cái ăn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 3

Câu 3 (trang 8 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

Phương pháp giải:

Em đọc bản lời thoại của kiến để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết:

Trước lối sống và thái độ của mối kiến đã rất không đồng tình với thái độ sống không muốn làm mà chỉ muốn hưởng thụ dựa trên việc phá hoại và ảnh hưởng đến thành quả lao động của người khác như mối

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Kiến phê phán lối sống của mối.

Kiến chê và cho biết hậu quả về lối sống của mối.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đọc văn bản 4

Câu 4 (trang 8 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc bản văn bản, suy ngẫm và trả lời.

Lời giải chi tiết:

Lối sống của mối sẽ gây hậu quả đến chính nhân cách và phẩm chất của mối cũng như là gây hậu quả nghiêm trọng đến những vật và người xung quanh. Lối sống đó của mối có thể khiến tất cả những đồ vật bị nó đục khoét đều sụp đổ hết.

Xem thêm
Cách 2
Cách 2

Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng: mọi nơi bị đục rỗng mà bản thân mối cũng sẽ chết.

Mối chẳng vun thu xứ sở, đục ăn chỗ ở nên có ngày nhà đổ sập.

Xem thêm
Cách 2
Cách 2

Sau khi đọc 1

Câu 1 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã xử sự thế nào trước mỗi lời khuyên, khiến công sức và của cải “đi đời nhà ma”?

Phương pháp giải:

Em đọc bán lại căn bản Đẽo cày giữa đường để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Người thợ mộc trước những lời góp ý của mọi người đều làm theo mà không hề suy nghĩ. Cuối cùng, phản ứng ấy được chính người thợ mộc tự hiểu ra là sai lầm, biết rằng “dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng/ sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), để đến nỗi “quá muộn rồi, không sao chữa được nữa”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Có 3 lần người thợ mộc phản ứng trong câu chuyện:

+ 2 lần đầu đầu “cho là phải” rồi đẽo cày theo kích cỡ mới.

+ 1 lần cuối “liền đẽo ngay” mà không có suy nghĩ tìm hiểu, cân nhắc.

Người thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường đã luôn nghe theo lời khuyên của bất cứ ai đi ngang qua góp ý, khiến công sức và của cải "đi đời nhà ma".

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 2

Câu 2 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, em sẽ làm gì trước những lời khuyên như vậy?

Phương pháp giải:

Em nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết:

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện đầu tiên em sẽ cảm ơn những lời góp ý từ những người qua đường. Tuy nhiên, mọi lời góp ý không phải lúc nào cũng tốt và cũng đúng nên em sẽ xem xét, tìm hiểu kĩ sư đúng đắn trong lời góp ý của từng người. Nếu như nó hợp lý thì em sẽ làm theo, còn nếu như nó không hợp lý thì không nên tiếp nhận sự góp ý đó

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, đầu tiên em cảm ơn những người đã cho lời khuyên như vậy. Sau đó tự mình suy xét về loại cày mà mọi người hay sử dụng và loại cày nào sẽ dễ dàng để bán.

Nếu là người thợ mộc, trước những lời khuyên của người qua đường em sẽ lắng nghe, suy xét, đánh giá đúng/sai để đưa ra quyết định phù hợp.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 3

Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Những điều gì làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng?

Phương pháp giải:

Em đọc bản qua lời của ếch để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Ếch thấy mình sung sướng vì:

Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá => sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi => sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.

Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa? => sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết? => sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Những điều làm cho con ếch cảm thấy sung sướng:

+ Tôi có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng. Bởi trong nước thì nước đổ nách và cằm tôi, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân tôi tới mắt cá: sung sướng vì có cuộc sống tự do tự tại.

+ Ngó lại phía sau, thấy những con lăng quăng, con cua, con nòng nọc, không con nào sướng bằng tôi: sung sướng vì thấy những con vật khác không bằng mình.

+ Vả lại một mình chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp, còn vui gì hơn nữa: sung sướng vì tự hào với địa vị “chúa tể” của mình ở trong giếng.

+ Sao anh không vô giếng tôi một lát coi cho biết?: sung sướng đến mức khoe khoang với rùa về “thế giới trong giếng” của mình.

Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:

- Có thể ra khỏi giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vô giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch của thành giếng;

- Bơi trong nước thì nước đỡ nách và cằm của ếch, nhảy xuống bùn thì bùn lấp chân ếch tới mắt cá;

- Những con lăng quăng, cua, nòng nọc không con nào sung sướng bằng ếch.

- Một mình ếch chiếm một chỗ nước tụ, tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Câu 4 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Hãy chỉ ra những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa. Sự khác biệt đó ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật?

Phương pháp giải:

Em đọc toàn bộ văn bản qua lời của ếch và rùa để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Ếch sống trong một không gian hẹp (một cái giếng sụp), vận động trong khoảng không gian hẹp (chỉ từ miệng giếng vào đến trong giếng), tiếp xúc với những con vật nhỏ bé nên chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài. Vì vậy, ếch đã cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

– Rùa sống ở một không gian rộng (biển), sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng), chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng),... Vì vậy, rùa đã lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đồng”).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

+ Ếch sống trong một cái giếng nhỏ.

+ Rùa sống ở biển đông mênh mông, ngàn dặm, sâu thẳm, ngàn nhẫn.

- Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

+ Ếch cho môi trường sống của mình đã là tốt nhất, đã đứng đầu, không thể hơn được nữa mà không biết thế giới ngoài kia rộng lớn bao la.

+ Rùa biết được môi trường sống của ếch nhỏ bé, tù túng, không phù hợp với mình.

+ Khi nghe rùa nói, ếch ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối.

Con vật

Ếch

Rùa

Môi trường sống

Không gian hẹp (một cái giếng sụp), vận động trong khoảng không gian hẹp (chỉ từ miệng giếng vào đến trong giếng), tiếp xúc với những con vật nhỏ bé (lăng quăng, cua, nòng nọc), nên chưa hề biết tới sự rộng lớn và bao điều mới lạ khác của thế giới bên ngoài.

Không gian rộng (biển), sống lâu (nên lớn đến nỗi không vào nổi trong giếng), chứng kiến nhiều điều (rùa đã đi đây đi đó, chí ít là đã băng qua con đường từ biển tới nơi có cái giếng),...

Nhận thức và cảm xúc

Cảm thấy sung sướng với cái “thế giới” nhỏ bé mình đang sống và thực sự choáng ngợp trước cái vĩ đại của biển.

Lùi lại (biểu thị việc không còn quan tâm đến cái thế giới nhỏ bé của ếch) và kể cho ếch biết về niềm sung sướng mà rùa được trải nghiệm (“cái vui lớn của biển đông”).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Câu 5 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Vì sao con ếch “ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối”?

Phương pháp giải:

Em nêu suy nghĩ của bản thân dựa vào nội dung của văn bản

Lời giải chi tiết:

Ếch có thái độ như vậy vì nó thấy choáng ngợp trước cái không gian của biển cả, nó thấy kiến thức của bản thân mình quá hạn hẹp cũng như sự sung sướng của bản thân nó chỉ có được do môi trường sống nhỏ của nó mà thôi. Nó tự thấy xấu hổ vì đã đưa ra lời mời không thiết thực và tự hào về cái giếng của bản thân nó trước rùa

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Ngạc nhiên: Sự vĩ đại của biển nằm ngoài hiểu biết của ếch, khiến ếch hoàn toàn bất ngờ.

- Thu mình lại: Niềm vui và niềm tự hào của ếch bị thay thế bởi cảm giác nhỏ bé trước sự vĩ đại của biển.

- Hoảng hốt, bối rối: Cảm giác của ếch khi mất niềm tin (bối rối) vào những điều ếch đã tin và tự hào trước đây, choáng ngợp (hoảng hốt) trước những điều mới mẻ, lớn lao, vĩ đại hơn những điều ếch đã từng biết.

Con ếch "ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rối" vì nó được rùa nói cho biết về biển đông rộng lớn, thấy rùa hiểu biết, còn mình thì sống trong môi trường chật hẹp, không hiểu biết nhiều bằng rùa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 6

Câu 6 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Trong truyện Con mối và con kiến , quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lời thoại của kiến và mối để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

Quan niệm sống

Biểu hiện

Mối

Không muốn lao động, sợ vất vả

- Ngồi trong nhà nhìn ra ngoài

- Ngồi tựa lưng trên chiếc ghế chéo, bên chiếc bàn tròn

- Lười vận động nên cơ thể béo mập và chậm chạp

- Nói với kiến: Tội tình gì lao khổ lắm thay!

Chỉ biết hưởng thụ trước mắt, chỉ nghĩ đến bản thân

- Ăn no béo trục béo tròn

- Chỉ biết an hưởng nhà cao cửa rộng, của nải đầy tủ, đầy hòm

- Không nhận ra rằng chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu

Kiến

Không ngại vất vả

- Sẵn sàng ra ngoài làm việc dù vất vả, khiến cơ thể gầy gò

- Ý thức: hễ có làm thì mới có ăn

Biết lo xa, biết sống có trách nhiệm với cộng đồng, sống vì mọi người

- Vì nhận thức sinh tồn là cuộc khó khăn nên chủ động lo xa, chuẩn bị cho tương lai lâu dài, bền vững

- Quan tâm đến trên địa cầu muôn loại

- Ý thức: vì đàn vì tổ, xây dựng xứ sở

Xem thêm
Cách 2

Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ qua các lời thoại của chúng:

- Mối: hưởng thụ, không cần làm cũng có ăn, đi đục khoét những thứ sẵn có.

- Kiến: có làm thì mới có ăn, nếu chỉ đục khoét thì rồi cũng hết của cải mà chết.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Câu 7 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Phương pháp giải:

Em suy ngẫm và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Vì rõ ràng, với việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn” (lưu ý cách dùng cụm từ này trong chính lời đối thoại của nhân vật mối, cụm từ này thường có sắc thái đánh giá tiêu cực), còn kiến tuy gầy gò, vất vả, nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng, biết sống vì người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền,...

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Có thể khẳng định như vậy dựa vào việc tác giả để lượt lời của kiến ở phía sau, nhằm in đậm vào trí nhớ của người đọc, đồng thời dựa vào lời nói của mối và kiến:

+ Mối: xưng hô trịch thượng ("chúng ta")

+ Kiến: xưng hô chừng mực ("các anh")

- Thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến.

- Biểu hiện qua việc miêu tả mối như một kẻ vị kỉ, lười biếng, chỉ biết hưởng thụ cho “béo trục béo tròn”, còn kiến tuy gầy gò vất vả nhưng luôn chăm chỉ, cố gắng biết sống vì người người khác, biết lo cho cái chung, biết hướng tới tương lai vững bền, …

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 8

Câu 8 (trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường , Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến .

Phương pháp giải:

Em suy ngẫm và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết:

Điểm giống nhau của ba câu chuyện này, đó là:

- Đều mượn lời của nhân vật là con vật để nói lên những tư tưởng, quan điểm của bản thân. Những con vật được nhân hóa như con người có những suy nghĩ và tình cảm riêng

- Đều để lại những kinh nghiệm quý báu cho nhân dân ta:

+ Ếch ngồi đáy giếng: chịu khó mở rộng kiến thức và không nên tự phụ với những điều mình có….

+ Con mối và con kiến: sống mà chỉ biết thụ hưởng, không biết lao động thì cuộc sống sẽ chẳng thể tốt đẹp, bền lâu.

+ Đẽo cày giữa đường: cẩn trọng khi làm một việc gì đó, sống phải có chính kiến riêng, chỉ tiếp thu những đúng đắn,....

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Đẽo cày giữa đường

Ếch ngồi đáy giếng

Con mối và con kiến

“dễ nghe người là dại” (không có sự suy xét, đánh giá đúng sai, không tìm hiểu thực tế mà chỉ nghe và tin một cách mù quáng), cần cẩn trọng trước khi làm một việc gì đó...

cần rèn cho mình đức tính kiên trì (kiên tâm), chịu khó học hỏi, mở rộng hiểu biết, không được tự mãn với những điều mình đã biết,...

quan niệm sống chỉ biết nghĩ cho bản thân, chỉ biết sống hưởng thụ mà không lao động thì cuộc sống tốt đẹp sẽ chẳng thể được bền lâu

Đều là những kinh nghiệm quý báu, những đạo lí làm người đứng đắn mà mỗi cá nhân cần học hỏi khi sống trong xã hội.

Những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến:

- Giống nhau: Đều nhằm trình bày những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống.

- Khác nhau:

+ Đẽo cày giữa đường: khuyên nhủ con người cần phải có chính kiến.

+ Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán thói huênh hoang, khuyên nhủ con người phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

+ Con mối và con kiến: Phê phán thói không làm mà hưởng, đục khoét tài sản, công lao của người khác. Khuyên nhủ con người nên chăm chỉ làm lụng, tích lũy.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Viết kết nối với đọc

(trang 10 SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng thành ngữ đẽo cày giữa đường .

Lời giải chi tiết:

Ý kiến của mỗi con người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống rất quan trọng. Bản thân chúng ta sẽ tự quyết định được tương lai, sự thành công, hạnh phúc hay là khổ đau. Con người ai cũng có cuộc sống riêng, có suy nghĩ riêng, đó chính là điểm khác nhau tạo nên sự độc đáo mỗi người trong cuộc sống này. Vậy mà vẫn còn có rất nhiều con người sống không có ý kiến cá nhân, sống đẽo cày giữa đường, phó mặc cuộc sống tươi đẹp này cho sự hèn nhát. Mỗi người phải học cách chủ động và có chính kiến của mình trong bất cứ công việc nào đừng để những lời nói bên ngoài ảnh hưởng tới công việc mà bạn là người hiểu rõ nhất. Hãy luôn tin vào chính bản thân mình thành công sẽ chờ bạn ở cuối con đường.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Có một lần, em và mẹ đi chợ để chọn những chiếc váy xòe xếp li cho em. Những chiếc váy có rất nhiều màu sắc: nào là màu hồng, màu be, màu đỏ,... Em chỉ được chọn hai chiếc nên phân vân mãi. Cô bán hàng thì bảo em chọn một cái màu đỏ và một cái màu xanh. Một chị cũng đến chọn váy bảo, em nên chọn cái màu be và màu hồng. Mỗi người một ý, em không biết phải nghe theo ai. Mẹ đã bảo em đừng như đẽo cày giữa đường, phải có chính kiến của mình. Vậy là em đã chọn được hai chiếc váy mà mình thích, chúng có màu hồng và màu xanh.

“Đẽo cày giữa đường” là một truyện ngụ ngôn rất độc đáo, ấn tượng có ý răn dạy về việc tiếp thu ý kiến của người khác. Anh chàng thợ mộc nọ bỏ ra ba trăm quan tiền để mua gỗ làm nghề đẽo cày bán. Công việc làm ăn tưởng chừng thông đồng bén giọt, nào ngờ một tình huống đặc biệt xuất hiện: mỗi người đi qua góp ý và ai nói gì anh ta cũng làm theo, nghe theo sự phán xét của nhiều người nên cuối cùng cày không bán được, vốn liếng đi đời nhà ma! Thông qua câu chuyện ông cha ta muốn khuyên nhủ mọi người hãy giữ vững quan điểm lập trường kiên định, bền gan bền trí để đạt được mục tiêu của chính mình, không giao động và phải biết lắng nghe ý kiến người khác một cách chọn lọc, có cân nhắc, có suy nghĩ đúng đắn.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Cùng chủ đề:

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sốngSGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về những hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Trình bày ý kiến về vấn đề văn hóa truyền thống trong xã hội hiện đại SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Trở gió SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Văn bản truyện ngụ ngôn SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Về đích: Ngày hội với sách SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến phản đối) SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Kết nối tri thức - Chi tiết