Soạn bài Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 6 chi tiết, Ngữ văn 6 cánh diều, tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 4: Văn bản nghị luận


Soạn bài Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết

Soạn bài Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập

Định hướng

Trả lời câu hỏi (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

a. Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát là ghi lại những cảm xúc của bản thân về bài thơ đó

b. Khi viết các em cần chú ý:

- Đọc kĩ để hiểu bài thơ

- Lựa chọn một số yếu tố trong bài thơ mà em thấy yêu thích, thú vị nhất.

- Viết đoạn văn nêu rõ: Em thích nhất chi tiết, yếu tố,... nào trong bài thơ?

Thực hành

Trả lời câu hỏi (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: "À ơi tay mẹ", "Về thăm mẹ" hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học.

Phương pháp giải:

Em chọn bài ca dao lục bát tùy thích và làm đoạn văn tuần tự theo các bước:

a. Chuẩn bị

b. Tìm ý và lập dàn ý

c. Viết

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

Lời giải chi tiết:

Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ công cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biết bao.

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấng sinh thành của mình.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Về thăm mẹ Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Vẻ đẹp của một bài ca dao SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết học cổ tích Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện SGK Ngữ văn 6 tập 1 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết biên bản SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả SGK Ngữ văn 6 tập 2 Cánh diều chi tiết