Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Soạn văn 12 kết nối tri thức, Soạn văn lớp 12 hay nhất Bài 2. Những thế giới thơ


Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức

Trong bài viết, tác giả dựa trên những cơ sở nào khi chọn hai bài thơ để so sánh, đánh giá? Bài viết triển khai các nội dung so sánh, đánh giá như thế nào? Bạn có nhận xét gì về hiệu quả của cách triển khai đó?

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc 56 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Trong bài viết, tác giả dựa trên những cơ sở nào khi chọn hai bài thơ để so sánh, đánh giá?

Phương pháp giải:

Chỉ ra những luận điểm thể hiện cơ sở so sánh, đánh giá hai tác phẩm, tìm điểm giống và khác nhau của hai tác phẩm.

Lời giải chi tiết:

Cơ sở để so sánh bài Thu vịnh và Đây mùa thu tới:

1. Đều là những bài thơ tiêu biểu về mùa thu:

- Thu vịnh: Tác phẩm của Nguyễn Khuyến, một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ ca Tú Xương.

- Đây mùa thu tới: Tác phẩm của Xuân Diệu, một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ Mới.

2. Cùng chủ đề miêu tả cảnh sắc và tâm trạng trước mùa thu:

- Hai bài thơ đều thể hiện cảm nhận tinh tế về mùa thu, với những hình ảnh và ngôn ngữ đặc trưng.

3. Có sự tương đồng và đối lập về cách thể hiện:

- Tương đồng:

+Cả hai bài thơ đều sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

+Bút pháp miêu tả tinh tế, giàu sức gợi tả.

+Thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm của tác giả.

-Đối lập:

+Cảnh thu:

Thu vịnh: Bức tranh thu mang vẻ đẹp thanh tao, tĩnh lặng, cổ điển.

Đây mùa thu tới: Bức tranh thu mang vẻ đẹp rực rỡ, sôi động, hiện đại.

+Tâm trạng:

Thu vịnh: Nỗi buồn man mác, niềm tiếc nuối trước sự tàn phai của thời gian.

Đây mùa thu tới: Niềm vui sướng, hân hoan trước vẻ đẹp của mùa thu.

4. Mục đích so sánh:

- Giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ.

- Làm nổi bật những đặc sắc riêng của mỗi tác phẩm.

- Thấy được sự phát triển của thi ca Việt Nam qua hai thời kỳ khác nhau.

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc 56 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Bài viết triển khai các nội dung so sánh, đánh giá như thế nào? Bạn có nhận xét gì về hiệu quả của cách triển khai đó?

Phương pháp giải:

Chú ý các tiêu chí so sánh, các cơ sở mà tác giả lựa chọn để so sánh hai bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bài viết khai thác các nội dung so sánh, đánh giá về đề tài; tư tưởng, tình cảm  của tác giả thể hiện trong mỗi bài thơ tác giả so sánh điểm tương đồng và khác biệt về tư tưởng, tình cảm

Tác giả so sánh về giá trị nghệ thuật: ngôn ngữ thơ, giọng điệu và bút pháp nghệ thuật trong thơ.

→Bài viết sử dụng cách so sánh theo đối tượng.

- Nhận xét về cách triển khai: Tác giả của bài viết có cách triển khai so sánh toàn diện cả về nội dung và nghệ thuật. Với cách so sánh này chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận và hiểu sâu sắc về tư tưởng, tình cảm trong hai bài thơ. Với cách so sánh cụ thể, chi tiết và hệ thống lập luận chặt chẽ tác giả đã cho người đọc cảm nhận được quan điểm, ý kiến riêng của bản thân cũng như cách cảm, cách nghĩ của chủ thể về hai bài thơ.

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc 56 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Theo bạn, có thể có những cách trình bày nào khác về các nội dung so sánh, đánh giá trong bài viết?

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức Ngữ văn, vận dụng khả năng phân tích để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ngoài cách trình bày truyền thống theo từng tiêu chí, bạn có thể sử dụng một số cách trình bày khác để bài viết thêm sáng tạo và thu hút:

1. So sánh theo đối tượng:

- So sánh từng đối tượng riêng lẻ, sau đó so sánh tổng quan hai đối tượng.

- So sánh từng khía cạnh của hai đối tượng, ví dụ: so sánh nội dung, so sánh nghệ thuật, so sánh giá trị.

2. So sánh theo chủ đề:

- Lựa chọn một chủ đề chung cho hai đối tượng và so sánh cách thể hiện chủ đề đó trong mỗi tác phẩm.

- So sánh điểm tương đồng và khác biệt về cách thể hiện chủ đề.

3. So sánh theo bố cục:

- Phân tích bố cục của từng tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.

- So sánh hiệu quả nghệ thuật của bố cục trong mỗi tác phẩm.

4. So sánh theo ngôn ngữ:

- Phân tích ngôn ngữ sử dụng trong hai tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.

- So sánh hiệu quả biểu đạt của ngôn ngữ trong mỗi tác phẩm.

5. So sánh theo hình ảnh:

- Phân tích hình ảnh thơ trong hai tác phẩm và so sánh điểm tương đồng và khác biệt.

- So sánh hiệu quả gợi cảm của hình ảnh thơ trong mỗi tác phẩm.

Thực hành viết

Trả lời Câu hỏi Thực hành viết trang 56 SGK Văn 12 Kết nối tri thức

Chọn đề tài: So sánh, đánh giá hình tượng người lính trong Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Phương pháp giải:

Dựa vào phần hướng dẫn viết

Phân tích hình tượng người lính trong hai văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn học Việt Nam hiện đại, hình ảnh người chiến sĩ cầm súng bảo vệ Tổ quốc có một vị trí hết sức quan trọng. Đó không chỉ là hình tượng nghệ thuật tiêu biểu trong nhiều tác phẩm mà còn là biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Phần lớn các tác giả đều có mặt ở những mũi nhọn của cuộc kháng chiến để kịp thời ghi lại một cách chân thực và sinh động hiện thực chiến đấu của chiến sĩ ta. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm đầu đánh Pháp và người chiến sĩ Giải phóng quân miền Nam thời đánh Mĩ đã được phản ánh khá rõ nét với những vẻ đẹp khác nhau. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Bài thơ Đồng chí được nhà thơ Chính Hữu sáng tác năm 1948, in trong tập Đầu súng trăng treo. Hình ảnh người nông dân cầm súng được miêu tả trong bài thơ với vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng cũng thật lãng mạn, bay bổng. Là những nông dân quanh năm lam lũ với con trâu, mảnh ruộng, nghe theo tiếng gọi cứu nước, các anh đã tình nguyện từ giã quê hương đi chiến đấu. Phần đông chưa biết chữ, vào quân đội mới bắt đầu học i tờ nhưng họ lại rất giàu lòng yêu nước. Họ hiểu đơn giản mà rất đúng đắn rằng: chiến đấu để bảo vệ tự do cho dân tộc cũng là bảo vệ mảnh vườn, thửa ruộng, mái ấm gia đình. Quyền sống thiết thực của mỗi con người đã thôi thúc họ hành động.Cuộc đời chiến sĩ gian nan, vất vả, vào sống ra chết đã khẳng định phẩm chất cao đẹp của những người nông dân mặc áo lính. Từ bốn phương trời, không hẹn mà nên, họ gặp nhau, trở thành đồng đội, đồng chí của nhau. Sinh ra và lớn lên từ những vùng quê nghèo khổ, cơ cực, các anh mang bản chất hồn nhiên, chất phác của người lao động. Đi chiến đấu chống xâm lăng, các anh để lại sau lưng lũy tre, mảnh ruộng quen thuộc và mái tranh nghèo cùng với những người thân.

“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.”

Mặc kệ là lối nói tự nhiên, mộc mạc của người nông dân, bày tỏ thái độ dứt khoát trọng việc nước hơn việc nhà. Dứt khoát thế nhưng không khỏi nhớ tới quê hương, làng mạc, gia đình. Nỗi nhớ của các chiến sĩ đơn giản và cụ thể: ruộng nương, giếng nước, gốc đa, mái tranh... gắn liền với nơi chôn nhau cắt rốn là những miền quê nghèo khó. Trong môi trường quân đội, các anh gắn bó, chia sẻ vui buồn, gian khổ, sông chết với nhau. Còn gì chân thành hơn, tin tưởng hơn cái siết tay của đồng đội truyền hơi ấm và sức mạnh cho nhau lúc gian nan, nguy hiểm?Buổi đầu kháng chiến, quân và dân ta đánh giặc gần như với hai bàn tay trắng. Bộ đội có gì mặc nấy, có gì dùng nấy, đâu được trang bị đầy đủ như bây giờ. Đẹp biết mấy là nụ cười lạc quan của người chiến sĩ. Cười trong buốt giá là thái độ coi thường khó khăn, gian khổ, là niềm tin vững chắc vào ngày mai chiến thắng. Bài thơ kết thúc bằng một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng rất sâu sắc:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

Đó là hình ảnh đơn sơ mà tuyệt vời thi vị về anh Vệ quốc thời kì đầu kháng chiến, đồng thời cũng là lời ngợi ca tình đồng chí thiêng liêng giữa những con người đang kề vai sát cánh bảo vệ Tổ quốc, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân tộc. Nếu bài thơ Đồng chí là hình ảnh của người lính Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp thì Bài thơ về tiểu đội xe không kính là hình ảnh của người lính Giải phóng trong kháng chiến chống Mĩ gian khổ và quyết liệt.Người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn vô cùng dũng cảm, có sức chịu đựng gian khổ tuyệt vời nhưng cũng tràn đầy tinh thần lạc quan cách mạng. Xe lăn bánh cũng có nghĩa là người chiến sĩ lái xe bắt đầu bước vào trận đánh. Sự sống và cái chết cách nhau chỉ trong gang tấc nhưng họ vẫn giữ vững tư thế hiên ngang, tự tin hiếm có.Đối đầu với máy bay giặc Mĩ, các chiến sĩ lái xe của ta thường ở thế bị động. Vậy dựa vào đâu mà họ ra trận với phong thái ung dung như vậy? Chỗ dựa tinh thần lớn lao nhất chính là niềm tin tất thắng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, là tình cảm tất cả vì miền Nam ruột thịt, là chân lí "Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt dân tộc khảng khái tuyên ngôn. Họ hiểu rằng chiến trường và đồng đội đang cần vũ khí, lương thực, thuốc men... để đủ sức đánh trả quân thù những đòn đích đáng. Chủ quyền độc lập, tự do thiêng liêng của Tổ quốc, của dân tộc thôi thúc họ hành động.

Ai đã từng một lần đặt chân đến đường Trường Sơn vào thời kì chống Mĩ mới thấu hiểu những gian khổ, hiểm nguy của người lính lái xe. Đường Trường Sơn gập ghềnh hiểm trở. Mùa mưa, mưa như thác đổ. Mùa khô, xe chạy bụi bay mù trời. Ngày nào trời quang mây tạnh thì bom đạn giặc Mĩ liên tục trút xuống những đoàn xe nối nhau ra mặt trận. Xe có kính người lái xe đã vất vả, xe không có kính lại càng vất vả biết chừng nào!Đoàn xe chạy tạo nên những cơn lốc bụi mù trời. Xe không kính, gió lùa mạnh vào cabin khiến người lái xe tưởng như nhìn thấy gió và bụi. Gió làm cay mắt, chảy nước mắt mà lại nói là gió vào xoa mắt đắng thì quả là độc đáo và hóm hỉnh. Dường như các chàng lái xe ngạo nghễ thách thức cái khí hậu khắc nghiệt của rừng núi Trường Sơn. Không còn lớp kính ngăn cách, con người và thiên nhiên như gần gũi hơn, do đó mà tác động của cảnh vật đối với sự cảm nhận của con người tăng lên gấp bội; sao trời ban đêm, cánh chim ban ngày như sa, như ùa vào buồng lái. Xe lao lên phía trước, con đường lùi lại phía sau, người lái xe có cảm giác nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim. Câu thơ chứa đựng một ý nghĩa sâu xa: con đường vào chiến trường miền Nam chính là đích đến của trái tim người lính.

Mỗi vất vả, gian nan đều được nhà thơ Phạm Tiến Duật miêu tả bằng những hình ảnh chân thực, giản dị nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Gian khổ tột cùng nhưng hào hùng cũng tột bực. Đó là chất lạc quan thanh thản của một dân tộc, chất dũng cảm thuộc về bản chất con người Việt Nam. Các chiến sĩ lái xe chấp nhận tất cả với thái độ vui vẻ, phớt đời, pha chút ngang tàng, rất lính. Đoạn kết của bài thơ thật đẹp. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng hòa quyện với nhau:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước.

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước,

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

Càng gần thắng lợi, càng nhiều gian nan, đó là quy luật. Mức độ chiến tranh ác liệt in dấu rõ ràng trên những chiếc xe vận tải quân sự: không kính, không đèn, không mui, thùng xe đầy vết xước do bom đạn giặc. Nhưng xe vẫn chạy vào hướng miền Nam - tiền tuyến lớn đang thôi thúc, vẫy gọi bởi trong xe có một trái tim nóng bỏng tình yêu và trách nhiệm công dân trước vận mệnh của đất nước, dân tộc. Hình ảnh trái tim trong câu thơ cuối là một hoán dụ nghệ thuật rất có ý nghĩa, đã tôn vinh tầm vóc những người chiến sĩ lái xe anh hùng và nâng cao giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ. Tinh thần dũng cảm, thái độ thanh thản, lạc quan của những chiến sĩ lái xe trong mưa bom, bão đạn xứng đáng tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng của tuổi trẻ Việt Nam, của dân tộc Việt Nam thời đánh Mĩ.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một bài thơ tự sự nhưng đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe bằng tấm lòng cảm phục và mến thương sâu sắc. Họ là những con người tự nguyện dấn thân, vui trong gian khổ, chấp nhận hi sinh. Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên nhưng giàu sức gợi cảm, hình ảnh sáng tạo độc đáo, nhịp thơ tự do, phóng khoáng... Tất cả những yếu tố đó làm nên cái hay, cái đẹp của bài thơ. Song điều quý giá nhất vẫn là cái tình, là sự hóa thân của tác giả vào nhân vật để tìm tòi, phát hiện ra những hạt ngọc long lanh trong tâm hồn thế hệ trẻ anh hùng của một dân tộc anh hùng.

Hai bài thơ của hai nhà thơ chiến sĩ được sáng tác trong hai hoàn cảnh, thời điểm khác nhau nhưng cùng chung bút pháp lãng mạn và hiện thực và đều nhằm mục đích ca ngợi vẻ đẹp của người chiến sĩ trong chiến tranh giữ nước. Xuyên suốt mỗi bài thơ là cái tình, là trách nhiệm công dân của người chiến sĩ trước vận mệnh đất nước. Tự nguyện dấn thân, chấp nhận gian khổ, hi sinh, trước sau giữ vững chí khí anh hùng và quyết tâm chiến đấu... đó là những nét đẹp nổi bật của hình tượng người chiến sĩ trong thơ Chính Hữu và Phạm Tiến Duật.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Thực hành đọc: Vọng nguyệt + Cảnh khuya SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Trở về (Trích Ông già và biển cả) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Tuyên ngôn độc lập SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ ( Cách ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ (những hoài bão, ước mơ) SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về việc vay mượn – cải biến – sáng tạo trong một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án SGK Ngữ văn 12 tập 2 Kết nối tri thức
Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội SGK Ngữ văn 12 tập 1 Kết nối tri thức