Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 7, ngữ văn 7 cánh diều Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ


Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Các em đã học phân tích đặc điểm nhân vật và yêu cầu viết kiểu văn bản này trong Bài 4 (Ngữ văn 7, tập một)

Định hướng

(trang 13, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

a) Các em đã học phân tích đặc điểm nhân vật và yêu cầu viết kiểu văn bản này trong Bài 4 ( Ngữ văn 7, tập một ); ở đây chủ yếu thực hành viết bài phân tích nhân vật gắn với các văn bản trong phần đọc hiểu truyện ngụ ngôn

b) Để viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn, cần chú ý:

- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có thể là sự vật hoặc các con vật được nhân hóa, có đặc điểm như người. Cũng có khi nhân vật là con người như anh thợ mộc trong truyện Đẽo cày giữa đường,...

- Nêu nhận xét về đặc điểm nhân vật và phân tích, làm sáng tỏ đặc điểm ấy thông qua những chi tiết tiêu biểu chứ không phải chỉ kể lại câu chuyện về nhân vật

- Lập dàn ý cho bài viết

- Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật theo dàn ý

Thực hành

(trang 13, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật người thợ mộc trong truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung câu chuyện và xác định đặc điểm nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Một con người khi làm việc, không tự tin vào bản thân, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện ý kiến theo tham khảo của nhiều người khác thì sẽ dẫn tới tình trạng “lắm thầy thối ma” rồi cũng thất bại. Nhân vật người thợ mộc trong câu chuyện ngụ ngôn “đẽo cày giữa đường " đã cho ta thấy điều đó.

Câu chuyện kể về một chàng nông dân có được khúc gỗ to muốn làm một cái cày để bán thu lợi nhuận và tăng năng suất lao động. Không biết sự vô tình hay cố ý, anh ta ngồi đẽo cày giữa đường. Kết cục từ một khúc gỗ có ích trở thành một mẩu gỗ vô dụng bởi anh không bảo vệ được chính kiến của mình, nghe hết lời người này đến lời người khác. Giá mà anh ta nghiên cứu thật kĩ những yêu cầu cần đạt của sản phẩm mình đã chọn thì sẽ không đến nỗi làm người khác phì cười. Miệng đời không xấu, chưa hẳn người qua đường có ý phá anh ta nhưng mỗi người có một cảm nhận riêng theo từng góc độ của họ. Khi việc anh làm phơi ra trước mặt mọi người thì lẽ đương nhiên mọi người có quyền góp ý cho anh không ngần ngại. Có những ý kiến tốt song có người ích kỷ muốn anh ta không làm được, không tin vào bản thân mà cố ý nói hại trêu chọc anh.

Có thể nói, hành động của anh đẽo cày không sai khi chịu và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nhưng do anh không chịu suy nghĩ chín chắn, kết hợp giữa ý kiến của mình với ý kiến tham khảo nên đã gây ra tình trạng kể trên.

Nếu có chủ kiến thì vốn trí thức và bản lĩnh sẽ giúp anh phân tích cái lợi và cái hại cho mình. Tri thức là sự hiểu biết, trình độ nhận thức để giải quyết công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả dựa trên những cơ sở sẵn có trong mỗi con người. Bản lĩnh song không được là ngu ngốc, thiếu logic của từng ý kiến để chắt lọc thật chính các những điều hay, đưa tới kết luận và hành động. Một khi đã quyết định làm thì dám chịu trách nhiệm với bản thân rồi rút kinh nghiệm chứ không bạ đâu làm đấy.

Trong cuộc sống hiện đại mà không phải lúc nào ta cũng nhận được sự giúp đỡ thân thuộc. Vì vậy mỗi con người phải có chính kiến của mình. Mặc dù ta vẫn phải tiếp nhận ý kiến của người khác nhưng phải biết chọn lọc, không thể để ý kiến đó chi phối và lấn át lý tưởng của bản thân. Anh chàng trong chuyện chẳng những thiếu lập trường mà còn thiếu hiểu biết về công việc mình đang làm nên ai nói gì cũng nghe thành ra thất bại. Câu chuyện khuyên mọi người phải biết học hỏi một cách chủ động và phải có chủ kiến của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và lĩnh vực nào.

Nếu phải làm một công việc mang tính tập thể có ý nghĩa quan trọng, đòi hỏi trình độ cao, ta cũng không nên quá đề cao ý kiến của bản thân và đây là việc có ý nghĩa không phải cho riêng mình. Song không vì thế mà ta yên lặng, hãy mạnh dạn nói lên ý kiến suy nghĩ của mình vì có thể nó có ích cho kết quả chung, giúp ta nhẹ nhõm và tự tin hơn vào bản thân năng lực, trí tuệ cũng như hoàn thiện hơn và điều quan trọng hơn là được mọi người yêu quý, tin cậy và thán phục. Nhưng ngược lại kết quả xấu làm ảnh hưởng đến bản thân và cuộc sống.

Cuộc đời chúng ta chỉ sống được một lần duy nhất nên phải đẽo một cái cày thật hoàn hảo để không cảm thấy hối tiếc. Hãy học từ những sai lầm của người khác, bạn sẽ không bao giờ hối hận.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết bản tường trình SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - Chi tiết
Soạn bài Đẽo cày giữa đường SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - Chi tiết