Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn văn 9 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 3. Những di tích lịch sử và danh thắng


Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần

Hướng dẫn phân tích VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 80 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đọc hiểu văn bản

Lời giải chi tiết:

- Bô cục của bài viết gồm 3 phần.

+ Phần mở bài: Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Tràm Chim

+ Phần thân bài: Trìnnh bày thông tin liên quan đến Vườn Quốc gia Tràm Chim bao gồm: vị trí toạ lạc lịch sử sử hình thành, sự đa dạng sinh học, giá trị của Vườn, cách tham quan.

+ Phần kết bài: Đánh giá khái quát về thắng cảnh, đưa ra lời mời gọi tham quan đến khu Vườn Tràm Chim

Hướng dẫn phân tích VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 80 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.

Phương pháp giải:

Vận dụng tri thức ngữ văn nhan đề và đề mục để thực hiện, sau đó nêu vai trò của đề mục

Lời giải chi tiết:

Nhan đề và các đề mục trong VB có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Nhan đề nêu đối tượng thuyết minh là Vườn Quốc gia Tràm Chim, còn các đề mục có vai trò làm nổi bật các thông tin quan trọng liên quan đến Vườn Quốc gia Tràm Chim như: vị trí toạ lạc và lịch sử hình thành, đa dạng sinh học, giá trị và cách thức tham quan.

Hướng dẫn phân tích VB 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 81 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên

Phương pháp giải:

Xác định cách trình bày thông tin và nêu tác dụng

Lời giải chi tiết:

- Cách trình bày thông tin trong văn bản: Trình bày theo các đội tượng phân loại

=> Tác dụng: Cung cấp các thông tin khái quát về thắng cảnh và giới thiệu chi tiết về từng đối tượng của thắng cảnh

Hướng dẫn phân tích VB 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 81 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì?

Phương pháp giải:

Xác định các từ ngữ được in đậm và nêu dụng cách trình bày

Lời giải chi tiết:

Người viết tô đậm về nhan đề, các đề mục trong văn bản. Dụng ý của cách trình bày này là các phần tô đậm đều khái quát thông tin của văn bản, nêu đặc điểm nổi bật , nét đặc sắc của vườn

Hướng dẫn phân tích VB 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 81 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?

Phương pháp giải:

Nêu lưu ý khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản thuyết minh

Lời giải chi tiết:

- Lưu ý:

+ Khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ,… cần tập trung vào nội dung tương ứng với danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Chọn lựa hình ảnh một cách cẩn thận, không nên chọn ảnh mờ, ảnh không rõ nguồn gốc từ đó người đọc dễ bị hình dung sai về danh lam, di tích.

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ một cách hợp lí, tránh lấy số liệu sai, chưa có sự kiểm duyệt.

Hướng dẫn phân tích VB 6

Trả lời Câu hỏi 6 trang 81 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?

Phương pháp giải:

Sau khi học xong thể loại rút ra bài học cho bản thân

Lời giải chi tiết:

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử giúp em biết cách chọn lọc thông tin, sử dụng hiểu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để làm nổi bật bài thuyết minh. Cung cấp thông tin tới bản thân và giúp em yêu thêm về thiên nhiên, cảnh quan, tự hào về lịch sử, quý trọng các di sản, phát huy giá trị của các di sản.

Hướng dẫn viết

Trả lời Câu hỏi trang 81 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở nơi em sống để tham gia cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức.

Phương pháp giải:

Áp dụng kiến thức về phần viết danh lam thắng cảnh để thực hiện

Lời giải chi tiết:

Về thăm xứ Huế mộng mơ có ai không ghé lại thăm quần thể di tích Cố đô Huế một lần, chứng tích một thời cho sự huy hoàng và thịnh vượng của triều Nguyễn, nơi từng là thủ đô của của nước Việt Nam ta suốt 143 năm.

Xét lại lịch sử xa xưa Huế từng rất được Nguyễn Huệ coi trọng bởi địa hình chiến lược và ông đã chọn làm nơi đặt đại bản doanh bàn chuyện chính sự. Đến năm 1802, Nguyễn Ánh sau này là vua Gia Long lại một lần nữa chọn nơi này làm Kinh đô mới cho triều Nguyễn. Nhà vua cho bắt đầu cho xây dựng Kinh đô, việc xây dựng kéo dài từ năm 1802 đến năm 1917 mới kết thúc.

Kinh thành Huế nằm ngự trị trên hai nhánh của dòng sông Hương là Kim Long và Bạch Yến, bao gồm 8 ngôi làng cổ là Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phát, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo và Thế Lại. Công trình kiến trúc đồ sộ này được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống của Huế, có sự tham khảo các hình mẫu bố trí của Trung Quốc và một số nước phương Tây, nhưng vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc kiến trúc của dân tộc Việt Nam theo Dịch Lý và thuật Phong Thủy sao cho hài hòa cân đối, dựa vào các thực thể thiên nhiên đang tồn tại. Tạo thành một quần thể kiến trúc có sự kết hợp nhuần nhuyễn, độc đáo giữa tinh hoa văn hóa xây dựng Đông và Tây. Bao bọc cả kinh thành là vòng tường thành có chu vi 10571m, bao gồm 24 pháo đài, 10 cửa chính cùng 1 cửa phụ, và còn có một hệ thống kênh rạch phức tạp bao quanh để tăng độ phòng thủ của cả kinh thành.

Chức năng chủ yếu của hoàng thành là bảo vệ và phục vụ sinh hoạt của hoàng thất và triều đình. Khu vực Đại Nội bao gồm hệ thống Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì để phục vụ nơi ăn chốn ở cho hoàng thất triều Nguyễn nên được ưu tiên xây dựng trước vào năm 1804, do đích thân vua Gia Long chỉ định người chịu trách nhiệm. Về cơ bản, dưới thời vua Gia Long hầu như đã hoàn thành hết. Phương diện thờ cúng bao gồm các miếu, điện như: Thế Miếu, Triệu Tổ Miếu, Hoàng Khảo Miếu, điện Hoàng Nhân. Các công trình phục vụ đời sống hoàng tộc như: điện Cần Chánh, cung Trường Thọ, cung Khôn Thái, điện Thái Hòa, viện Thái Y, điện Quang Minh, Điện Trinh Minh, Điện Trung Hòa. Phần còn lại vẫn được tiếp tục xây dựng và cho đến đời vua Minh Mạng mới được xem là hoàn chỉnh Hoàng thành và Tử Cấm thành, với diện mạo kiến trúc đáng ngưỡng mộ.

Hoàng thành vuông, mỗi cạnh khoảng 600 mét, xây hoàn toàn bằng gạch, cao 4 mét, độ dày 1 mét, xung quanh được đào hào bảo vệ, có 4 cửa để ra vào theo bốn hướng đông, tây, nam, bắc lần lượt là Hiển Nhơn, Chương Đức, Ngọ Môn (cửa chính) và Hòa Bình. Toàn bộ hệ thống bên trong được bố trí theo một trục đối xứng, các công trình dành riêng cho vua thì được nằm ở trục chính giữa. Tất cả được bố trí giữa thiên nhiên một cách hài hòa, gồm vườn hoa, cầu đá, hồ sen lớn nhỏ và các loại câu lâu năm tỏa bóng mát rượi. Tử Cấm thành nằm bên trong lòng của Hoàng thành, ngay sau lưng điện Thái Hòa là nơi ăn ở, sinh hoạt của vua chúa, bao gồm các di tích: điện Cần Chánh là nơi vua làm việc và thiết triều, nhà Tả Vu và Hữu Vu nằm hai bên điện Cần Chánh là nơi các quan sửa soạn, chờ chầu, điện Kiến Trung được xây sau vào thời vua Khải Định, sau là nơi ở của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng Hậu. Ngoài ra còn có Vạc đồng, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, và biến động của thời gian, trải qua bom đạn cùng thiên nhiên tàn phá, các công trình kiến trúc ở Đại Nội chỉ còn sót lại với những tàn tích đầy đáng tiếc, chỉ một số ít công trình khác may mắn còn tồn tại và được tu bổ khôi phục dáng vẻ xưa cũ, trở thành di tích lịch sử của dân tộc.

Ngoài khu vực Đại Nội còn có các khu lăng tẩm được xây dựng rải rác khắp Hoàng thành, theo lối kiến trúc phương Đông, tuân thủ theo nguyên tắc phong thủy, sơn triều thủy tụ, tiền án hậu chẩm, tả long hữu hổ,… Tất cả đều được xây trước khi nhà vua băng hà, đều rất đẹp và thơ mộng trữ tình, hoành tráng nhất là Lăng Tự Đức, độc đáo nhất là Lăng Khải Định với lối kiến trúc Đông Tây Kim Cổ kết hợp. Một số công trình kiến trúc khác phục vụ cho mục đích học tập, ngoại giao, quân sự như: Văn miếu Quốc Tử Giám, Thượng Bạc Viện, Trấn Hải Thành,…

Ngày 2 tháng 8 năm 1994, Cố đô Huế đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Vinh dự được đích thân Phó Tổng Giám đốc UNESCO, ông Daniel Janicot, đến Huế trao tấm bằng chứng nhận có chữ ký của Tổng Giám đốc UNESCO, ông Fédérico Mayor Zaragoza cùng dòng chữ: "Ghi tên vào danh mục công nhận giá trị toàn cầu đặc biệt của một tài sản văn hóa hoặc thiên nhiên để được bảo vệ vì lợi ích nhân loại". Đây quả là một niềm vui lớn của dân tộc Việt Nam khi nền văn hóa được cả thế giới công nhận và bảo vệ.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học bài 5 SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết bài 9 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết một truyện kể sáng tạo dựa trên một truyện đã đọc SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo