Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai như thế nào và đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa?
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 1
Từng phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết đã được triển khai như thế nào và đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa?
Phương pháp giải:
Đọc lại các văn bản phần Đọc ngữ liệu tham khảo (trang 24 - 25, SGK Ngữ Văn 11, tập một) , xác định các phần mở đầu, nội dung chính, kết thúc của bài viết. Từ đó rút ra câu trả lời cho câu hỏi đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh hay chưa.
Lời giải chi tiết:
- Phần mở đầu: Giới thiệu về đối tượng được thuyết minh nón lá, giới thiệu được nhan đề bài viết quy trình làm một chiếc nón lá
- Phần nội dung chính: Thuyết minh về các công đoạn làm ra sản phẩm, giới thiệu nguyên liệu làm sản phẩm và miêu tả chi tiết các thao tác của quy trình. Trong khi thuyết minh có lồng ghép yếu tố biểu cảm, nghị luận.
- Phần kết thúc: Người viết đánh giá và nêu cảm nhận chung về đối tượng nón lá.
→ Như vậy, từ bố cục trên của văn bản, có thể thấy văn bản trên đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài thuyết minh.
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 2
Nội dung thuyết minh về quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự nào? Tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự ấy là gì?
Phương pháp giải:
Đọc lại phần [2a],[2b],[2c] về công đoạn làm ra sản phẩm, sau đó xác định và chỉ ra trình tự sắp xếp quy trình phù hợp. Sau đó nêu tác dụng của việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự ấy.
Lời giải chi tiết:
Quy trình làm một chiếc nón lá được sắp xếp theo trình tự: Chọn nguyên liệu làm nón lá → Dựng khuôn nón → Lợp lá nón → Chằm nón.
Việc sắp xếp nội dung thuyết minh theo trình tự ấy giúp cho đoạn văn thuyết minh về Quy trình làm một chiếc nón lá trở nên có sự liên kết giữa các các đoạn, các ý trong bài. Tạo cho người đọc một dòng văn mạch lạc, trôi chảy. Đồng thời giúp cho phần thuyết minh về cách làm nón lá trở nên thu hút người đọc, hấp dẫn người đọc muốn đi từng chút chi tiết để tìm hiểu thêm về đoạn văn.
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 3
Các yếu tố miêu tả có tác dụng như thế nào trong một bài thuyết minh về quy trình hoạt động, chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo có sử dụng yếu tố này.
Phương pháp giải:
Tìm và chỉ ra một số chi tiết cho thấy bài viết tham khảo có sử dụng yếu tố. Từ đó nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong một bài thuyết minh về quy trình hoạt động.
Lời giải chi tiết:
Trong một bài thuyết minh về quy trình hoạt động, các yếu tố miêu tả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Yếu tố miêu tả giúp cho quy trình hoạt động được thuyết minh trở nên cụ thể, gần gũi và dễ hiểu hơn.
Một số chi tiết trong bài thuyết minh tham khảo có sử dụng yếu tố miêu tả:
“...Chiếc nón lá bài thơ xứ Huế được tạo nên với hai lớp: lớp trong gồm hai mươi lá, lớp ngoài cùng gồm ba mươi lá và lớp bài thơ được đặt nằm ở giữa”
“...Quai nón lá thường được làm bằng lụa, the, nhung… với các màu sắc như tím,hồng đào, xanh thiên lí,...càng làm tăng thêm nét duyên tươi thắm cho người đội nón”.
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 4
Các yếu tố nghị luận và biểu cảm sử dụng đan xen trong bài viết có tác dụng gì?
Phương pháp giải:
Cần xác định được một vài chi tiết có kết hợp giữa yếu tố nghị luận và biểu cảm đan xen có trong bài thuyết minh tham khảo. Từ những chi tiết ấy, chỉ ra tác dụng của yếu tố nghị luận kết hợp biểu cảm.
Lời giải chi tiết:
Trong bài thuyết minh tham khảo, một số chi tiết có kết hợp giữa yếu tố nghị luận và biểu cảm đan xen:
“... Sau khi đã dựng được khuôn nón……đặc trưng và cũng là nét đẹp rất riêng”
…..
Như vậy, có thể thấy việc đưa các chi tiết mang yếu tố nghị luận kết hợp biểu cảm vào văn thuyết minh giúp cho bài thuyết minh trở nên sống động, có hồn, gợi cảm, thu hút người đọc; giúp bài thuyết minh vốn tưởng rất khô khan nhưng trở nên thú vị, hấp dẫn, kích thích người đọc phải đọc để tìm hiểu sâu hơn nữa bài thuyết minh.
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 5
Bài viết sử dụng loại phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào? Tác dụng của phương tiện ấy trong bài viết là gì?
Phương pháp giải:
Tìm hiểu về khái niệm phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Xác định bài viết đã sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào, sau đó nêu tác dụng của phương tiện ấy.
Lời giải chi tiết:
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong bài viết: cử chỉ, điệu bộ. Thông qua các hoạt động làm nón lá, lựa chọn nguyên liệu làm nón lá để thuyết minh về quy trình làm nón lá.
Bằng cách sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ, bài thuyết minh trở nên ngắn gọn, súc tích, không gây nhàm chán cho người đọc. Đồng thời biến những thông tin phức tạp, khó hiểu thành những thông tin dễ tiếp thu, tiếp cận. Từ đó bài thuyết minh trở nên logic, khoa học hơn.
Đọc ngữ liệu tham khảo Câu 6
Từ bài viết, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận ?
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức và vận dụng để đưa ra những lưu ý khi viết bài thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
Lời giải chi tiết:
Những lưu ý gì khi viết bài thuyết minh về một quy trình có sử dụng kết hợp một hoặc nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận
- Cần tìm hiểu thông tin về quy trình, sau đó biến những thông tin ấy thành những chi tiết kết hợp một hoặc nhiều yếu tố như miêu tả, biểu cảm, nghị luận; áp dụng để đưa vào bài thuyết minh của mình.
- Cần chọn lọc, sử dụng đúng những chi tiết có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Không cần thiết phải có những chi tiết quá rườm rà, dài dòng, để tránh bài thuyết minh về một quy trình trở nên nhàm chán, phức tạp, thiếu logic.
Thực hành viết
Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm. Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.
Phương pháp giải:
Dựa vào phần hướng dẫn đã đưa ra trong sách, xác định đề tài, mục đích viết, đối tượng người đọc sau đó thu thập tài liệu, lập dàn ý và triển khai viết bài. Bài viết cần đạt đầy đủ các tiêu chí của một bài thuyết minh.
Lời giải chi tiết:
Bài viết tham khảo 1:
Thuyết minh về cách làm bánh chưng
Bánh chưng là biểu tượng không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Từ xa xưa đến nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, người người nhà nhà lại chuẩn bị những nồi bánh chưng rất to để đón Tết. Bởi trong tâm thức của mỗi người thì bánh chưng là món ăn mang ý nghĩa sum vầy, đoàn viên bình dị nhưng ấm áp.
Người xưa vẫn lưu truyền rằng bánh chưng ngày Tết có từ rất lâu. Mọi người vẫn tin rằng bánh chưng bánh giầy có từ thời vua Hùng thứ 6, và cho đến ngày nay thì nó đã trở thành biểu tượng của Tết truyền thống tại Việt Nam. Người đời vẫn luôn cho rằng bánh chưng minh chứng cho sự tròn đầy của trời đất và sự sum vầy của gia đình sau một năm trời làm việc tất bật, vội vã.
Cho dù là ở miền Bắc, Trung hay Nam thì bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Có thể nói đây là món ăn được chờ đợi nhiều nhất, vì ngày Tết mới đúng là ngày thưởng thức bánh chưng ngon và ấm áp nhất.
Về nguyên liệu, bánh chưng được làm từ những thứ rất đơn giản và dễ chuẩn bị; kết hợp với bàn tay khéo léo của người gói bánh. Nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp, lá dong, thịt, đậu xanh giã nhỏ. Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc thật kĩ để có thể tạo nên món ăn ngon đậm đà nhất. Về phần gạo nếp thì người ta chọn những hạt tròn lẳn, không bị mốc để khi nấu lên ngửi thấy mùi thơm lừng của nếp. Đậu xanh chọn loại đậu có màu vàng đẹp, nấu nhừ lên và giã nhuyễn làm nhân. Người ta sẽ chọn thịt ba chỉ hoặc thịt nạc, trộn với tiêu xay, hành băm nhuyễn. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong để gói bánh. Ở một số vùng khác người ta dùng lá chuối gói bánh nhưng phổ thông nhất vẫn là lá dong.
Lá dong cần có màu xanh đậm, có gân chắc, không bị héo và rách nát. Hoặc nếu những chiếc lá bị rách người ta có thể lót bên trong chiếc lá lành để gói. Khâu rửa lá dong, cắt phần cuống đi cũng rất quan trọng vì lá dong sạch mới đảm bảo vệ sinh cũng như tạo mùi thơm sau khi nấu bánh..
Sau khi đã chuẩn bị tất cả các nguyên vật liệu thì đến khâu gói bánh. Gói bánh chưng cần sự tẩn mẩn, tỉ mỉ và khéo léo để tạo nên chiếc bánh vuông vắn cúng viếng ông bà tổ tiên. Nhiều người cần phải có khuôn vuông để gói nhưng nhiều người thì không cần, chỉ cần gấp bốn góc của chiếc lá dong lại là có thể gói được. Bao bọc xung quanh nhân đậu và thịt là một lớp nếp dày. Chuẩn bị dây để gói, giữ cho phần ruột được chắc, không bị nhão ra trong quá trình nấu bánh.
Công đoạn nấu bánh được xem là khâu quan trọng. Thông thường mọi người nấu bánh bằng củi khô, nấu trong một nồi to, đổ đầy nước và nấu trong khoảng từ 8-12 tiếng. Thời gian nấu lâu như thế là vì để đảm bảo bánh chín đều và dẻo. Khi nước bánh sôi, mùi bánh chưng bốc lên nghi ngút. Lúc đó mọi người bắt đầu cảm nhận được không khí Tết đang bao trùm lấy căn nhà.
Bánh chưng sau khi chín được mang ra và lăn qua lăn lại để tạo sự săn chắc cho chiếc bánh khi cắt ra đĩa và có thể để được lâu hơn.
Đối với mâm cơm ngày Tết thì đĩa bánh chưng là điều tuyệt vời không thể thiết. Cũng như trên bàn thờ ngày tết, một cặp bánh chưng cúng tổ tiên là phong tục lưu truyền từ bao đời nay. Bánh chưng tượng trưng cho sự trọn vẹn của trời đất, cho những gì phúc hậu và ấm áp nhất của lòng người.
Trong ngày Tết có rất nhiều lấy bánh chưng làm quà biếu, và đây chính là món quà ý nghĩa tượng trưng cho lòng thành, cho sự chúc phúc tròn đầy nhất.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, bánh chưng bốc lên nghi ngút chính là báo hiệu cho sự ấm áp của gia đình. Bánh chưng là biểu tượng ngày Tết mà không có bất cứ loại bánh nào có thể thay thế được. Vì đây là truyền thống, là nét đẹp của con người Việt Nam, cần gìn giữ và tôn trọng từ quá khứ, hôm nay và cả ngày mai nữa.
Bài viết tham khảo 2:
Thuyết minh về một món đồ chơi dân gian
Tuổi thơ không một đứa trẻ nào lại không biết đến chiếc chong chóng. Chong chóng chính là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi. Đây là món đồ chơi dân gian khiến trẻ em vui khi cầm nó trong tay và người lớn thì thấy ấm áp mỗi khi trông thấy tuổi thơ ùa về.
Chong chóng được biết đến là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Và đây cũng chính là thứ đồ chơi mà các em nhỏ hay chơi, khi không có gió thì các em cầm trên tay và chạy trên khắp đường làng để cho chiếc chong chóng quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng thường được làm bằng giấy, có chiếc chong chóng làm bằng lá dứa hoặc nhiều chất liệu nhẹ khác trông rất đẹp.
Chong chóng có loại hai cánh và loại bốn cánh. Chong chóng hai cánh là chiếc chong chóng bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. Bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Đặc biệt hơn đó chính là ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, và đó cũng chính là loại giấy hơi cứng, nó dường như có đáy quay về hai phía trái nghịch nhau. Và cũng như thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, hai mảnh giấy có hình tam giác này lại như có đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra ngoài. Hai mảnh giấy này, dù là hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh được. Chiếc chong chóng khi ở giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Cũng thông qua lỗ nhỏ này mà các em nhỏ có thể xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre chắc chắn. Chú ý đó chính là chính chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây. Thế rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán.
Chong chóng bốn cánh có 4 cánh màu xanh đỏ khác nhau. Loại chong chóng này có một chiếc que tre mỏng mỏng như que đóm. Và bề ngang của nó lại có một phân có chiều dài chừng 20 cm. Ở hai đầu của chong chóng lại được dán hai đầu là hình chữ nhật như được dán trái nghịch nhau.
Nhìn kỹ sẽ thấy được chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Nó được cấu tạo và làm rất đơn giản, đó là một mảnh giấy vuông sau đó cắt thành tám mảnh nhưng cắt khéo léo sao cho nửa chừng mà thôi. Khi cắt xong thì các miếng của mảnh giấy như vẫn dính lại vào với nhau ở giữa một chút. Tại chính điểm chính giữa đó lấy một mảnh sau đó lại để lại một mảnh bẻ và dán lên đầu những mảnh giấy này lại với nhau. Thế là cũng đã có thể hoàn thành được chiếc chong chóng đẹp mắt với 4 cánh. Từ chỗ chính giữa mà các cánh đó dán lại với nhau rồi thì tạo ra một chiếc lỗ để có thể xỏ qua đó một chiếc cán nhỏ rồi chiếc cán nhỏ đó lại được buộc ở một chiếc gậy chắc chắn hơn. Cứ gặp những cơn gió ngược là chiếc chong chóng đó lại bắt đầu quay tít.
Trẻ con khi đi chơi chong chóng với bạn bè xong, về nhà thường lại đặt chiếc chong chóng đó bên chiếc cửa sổ. Thỉnh thoảng cơn gió thổi qua lại làm cho nó quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm. Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.