Soạn Lầu Hoàng Hạc siêu ngắn
Soạn bài Lầu Hoàng Hạc SGK Ngữ văn 10 tập 1, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài
Câu 1
Câu 1 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Dụng ý của nhà thơ: là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.
Câu 2
Câu 2 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Tất cả cảnh đều đẹp nhưng " khiến người buồn" vì cảnh còn đây nhưng người đã vắng bóng, nhà thơ cảm thấy trơ trọi, cô đơn và dấy lên nỗi niềm hoài cổ xót xa. Không những thế, cảnh đẹp nhưng là cảnh của phương xa càng khiến nhà thơ da diết nhớ thương quê hương của mình.
Câu 3
Câu 3 (trang 160 SGK Ngữ văn 10 tập 1)
- Đồng ý với ý kiến 2
+ Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên
+ Nó là kết quả của quá trình suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người
+ Cảnh vật, không gian, thời gian đều nhuốm chữ “sầu”.
+ Chữ “sầu” làm tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.
Bố cục
Bố cục: 2 phần
- Sáu câu thơ đầu: khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.
- Hai câu thơ cuối: tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.
ND chính
Bài thơ miêu tả khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc nhưng chủ yếu bộc lộ nỗi hoài vọng về thời xa xưa cùng nỗi nhớ quê hương da diết của nhà thơ. |