Soạn Tào tháo uống rượu luận anh hùng ngắn gọn nhất
Soạn Tào tháo uống rượu luận anh hùng Ngữ văn 10 tập 2 ngắn gọn nhất, giúp tiết kiệm thời gian soạn bài.
Câu 1
Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Tâm trạng và tính cách của Lưu Bị khi phải ở nhờ nhà Tào Tháo:
- Tâm trạng:
+ Luôn lo sợ Tào Tháo phát hiện chí lớn của mình, tìm cách che đậy hoài bão, đề cao cảnh giác: lấy việc trồng rau để che mắt Tào.
+ Khi Hứa Chử đến mời đi gặp Tào Tháo: giật mình, sợ tái mặ.
+ Trong cuộc luận bàn, luôn hoang mang, dè dặt, nhún nhường, giữ mình: Bị này người trần mắt thịt,biết đâu được anh hùng, Bị này được nhờ ơn Thừa tướng làm quan…không được biết; kể tên các anh hùng nhưng tuyệt nhiên không dám nhắc đến mình; nghe Tào nói mình là anh hùng sợ hãi đánh rơi thìa đũa nhưng nhanh trí vin vào tiếng sấm để qua mặt Tào.
=> Tính cách: Huyền Đức là người thông minh, khéo léo, khôn ngoan, trầm tĩnh, nhẫn nại, biết cách ẩn nhẫn chờ thời và che giấu đại sự của mình.
Câu 2
Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Tính cách của nhân vật Tào Tháo:
- Cách đối xử với Lưu Bị:
+ Cho ba anh em Lưu Bị ở nhờ nhưng luôn đề cao cảnh giác, quan sát, thăm dò .
+ Nghi ngờ Lưu Bị có dã tâm lớn bên trong, mời Lưu Bị uống rượu luận anh hùng để nắm bắt và đánh giá về Lưu Bị.
- Cách đánh giá những nhân vật anh hùng mà Lưu Bị đề xuất:
+ Chỉ ngay ra sự yếu kém của họ: xương khô trong mả, trong bụng nhút nhát…quên mình, hư danh mà không có thực tài, nhờ danh tiếng của bố, như con chó giữ nhà, lũ tiểu nhân nhung nhúc.
+ Thái độ hết sức coi thường, khinh bỉ: cười nói, từ ngữ mạt sát.
=> Tính cách của Tào Tháo: đa nghi, thận trọng, gian hùng, am hiểu thời cuộc.
Câu 3
Câu 3 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Những điểm khác nhau giữa tính cách của Lưu Bị và Tào Tháo:
Tiêu chí so sánh |
Tào Tháo |
Lưu Bị |
Hoàn cảnh |
+ Thuận lợi, chủ động: Đang có đất, có quyền thế, có quân. + Cho Lưu Bị ở nhờ để thăm dò. |
+ Bất lợi, bị động: mất đất, mất quân, mất quyền, ở nhờ Tào Tháo. + Phải giấu mình trước kẻ thù, tránh để Tào nghi ngờ. |
Tính cách |
Gian hùng: + Tự tin, bản lĩnh, hiểu thời thế. + Đa nghi, thận trọng, thông minh. + Tự phụ, coi thường kẻ khác. |
Anh hùng: + Trầm tĩnh, nhẫn nại. + Thông minh, khéo léo. + Đề cao cảnh giác, che giấu mưu đồ lớn bên trong. |
Câu 4
Câu 4 (trang 83 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Cách kể chuyện trọng đoạn văn hấp dẫn người đọc bởi:
Bố cục
Bố cục: 5 phần
+ Mở truyện: Hoàn cảnh ăn nhờ ở đậu dưới trướng Tào Tháo của Lưu Bị
+ Thắt nút: Tào Tháo cho người mời Lưu Bị đến phủ.
+ Phát triển: Lưu Bị đưa ra những nhân vật anh hùng và Tào Tháo bác bỏ
+ Cao trào: Tào Tháo đưa ra quan niệm về anh hùng, khẳng định mình và Lưu Bị là anh hùng, Lưu Bị sợ hãi đánh rơi đũa.
+ Kết thúc: Nhờ tiếng sấm, Lưu Bị khéo léo qua mặt Tào Tháo.
ND chính
Ngợi ca Lưu Bị - một con người khiêm nhường, thận trọng, kín đáo, khôn ngoan. |
Tóm tắt
Bấy giờ Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi đang nương nhờ ở đất của Tào Tháo. Vì muốn che giấu mưu đồ của mình, Lưu Bị ngày ngày làm vườn. Một hôm Tào Tháo mời Lưu Bị đến để hỏi chuyện làm vườn. Lưu Bị tưởng mình đã bị phát hiện nên sợ hãi. Tào Tháo mời Lưu Bị thưởng mơ và nói chuyện “rừng mơ” trong trận đánh Lưu Tú.
Chợt mây đen kéo đến, Tào Tháo hỏi Huyền Đức về chuyện rồng và luận về những tên tuổi anh hùng thời đó. Huyền Đức đưa ra năm tên: Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương. Tào Tháo vừa nghe vừa cười rồi khẳng định anh hùng trong thiên hạ chỉ có Tào Tháo và Huyền Đức. Huyền Đức nghe vậy giật mình, đánh rơi đũa và bạo biện do tiếng sét.