Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2 — Không quảng cáo

Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay


Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2

Văn bản TỤC NGỮ (*) VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT

Đọc - hiểu văn bản Câu 1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó. Câu 2. Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó. Trả lời: Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài làm hai nhóm như sau: - Nhóm 1: Từ câu 1 => câu 4: Tục ngữ về thiên nhiên. - Nhóm 2: Từ câu 5 => câu 8: Tục ngữ về lao động sản xuất. Câu 3. Phân tích từng câu tục ngữ theo những nội dung sau: a) Nghĩa của câu tục ngữ. b*) Cơ sở thực tiễn vua kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ. (Ví dụ, có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?) d) Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện. Trả lời: *a, b) 1, Câu I. a, Ý nghĩa: Sử dụng nghệ thuật đối để thấy được sự trái ngược của ngày và đêm tháng 5 và tháng 10. b, Cơ sở thực tiễn: Sở dĩ có hiện tượng trên là do Trái Đất luôn tự quay theo một trục nghiêng và di chuyển trên một quỹ đạo có hình e-líp (hình bầu dục) quanh Mặt Trời. 2, Câu II. a, Ý nghĩa: Trời nhiều sao (quang mây) => sẽ nắng, ít sao (nhiều mây) => sẽ mưa. b, Cơ sở thực tiễn: Ban đêm bầu trời quang đãng và ta có thể nhìn thấy nhiều sao thì ngày mai trời sẽ nắng. Nếu trời có nhiêu mây mưa thì ta thấy rất ít sao xuất hiện. 3, Câu III. a, Ý nghĩa: Nhìn thấy trên trời có ráng mây màu vàng như mỡ gà thì đó là hiện tượng sắp có dông bão. b, Cơ sở thực tiễn: Đây là một kinh nghiệm có được là do nhiều lần quan sát thiên nhiên của ông cha ta. 4, Câu IV. a, Ý nghĩa: Vào tháng bảy nếu thấy kiến bò di chuyển chỗ ở lên các điểm cao thì đó là hiện tượng báo trước sẽ có mưa lũ. b, Cơ sở thực tiễn: Một số loài vật, trong đó có kiến, rất nhạy cảm trước sự thay đổi thời tiết nên sắp có mưa lụt là kiến cảm nhận được và tìm cách di chuyển chỗ ở lên cao để tránh ngập lụt. 5, Câu V. a, Ý nghĩa: Đất đai rất quÝ vì nó giúp cho con người làm ra lúa gạo hoa màu nên được ví: tấc đất (quÝ như) tấc vàng. b, Cơ sở thực tiễn: Người lao động đã nhân thấy được điều này trong quá trình lao động sản xuất. 6, Câu VI. a, Ý nghĩa: sắp xếp các ngành nghề có giá trị kinh tế: Làm ao, trồng vườn, làm ruộng. b, Cơ sở thực tiễn: Giúp người ta đầu tư vào san xuất nông nghiệp cho hiệu quả. 7, Câu VII. a, Ý nghĩa: Nêu lên các điều kiện quan trọng trong việc làm ruộng. Các điều kiện này được sắp xếp theo thứ tự nhất, nhì, ba, bốn. b, Cơ sở thực tiễn: Trong canh tác các yếu tố này có liên quan mật thiết với nhau để tạo nên thành quả tốt đẹp. 8, Câu VIII. a, Ý nghĩa: Câu này có ý nghĩa đề cao vấn đề thời vụ. Trồng gì, gieo cấy thứ gì thì phải thật thích hợp thời vụ mới có kết quả tốt. Còn yếu tố làm đất kĩ cũng là rất cần thiết nhưng vẫn phải xếp theo vấn đề thời vụ. b, Cơ sở thực tiễn: Kinh nghiệm này cũng là rút ra từ quá trình canh tác. Có điều ngày nay do khoa học phát triển, nhiều thứ hoa quả trái vụ đã ra đời và cho lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, trong việc trồng lúa thì vấn đề thời vụ vẫn phải coi trọng. *c) Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong các câu trên: - Câu 1: Ứng dụng sắp xếp công việc cho hợp lí. - Câu 2: Dự báo cho người dân thời tiết sẽ chủ động cho gieo trồng, giữ gìn nhà cửa. - Câu 4: Quan sát hiện tượng liến bò lên cao mà đề phòng mưa lũ. - Câu 6, 7, 8: Vận dụng vào việc nông nghiệp để có thu hoạch tốt. *d) Qua đây cũng thấy một số câu tục ngữ vẫn giúp ích nhiều cho công việc nhà nông. Tất nhiên ngày nay có việc dự báo thời tiết khá chính xác hoặc nhiều cách làm ăn mới đã xuất hiện như liên kết vườn – ao – chuồng hoặc làm cho cây ra hoa, kết quả trái vụ làm cho kinh nghiệm sản xuất càng phong phú hơn. 4. Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm chung về hình thức: - Ngắn gọn; - Thường có vần, nhất là vần lưng; - Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung; - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh; Hãy minh hoạ những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học. Trả lời: - Cách gieo vần: chủ yếu là vần lưng. - Sử dụng nghệ thuật đối nhằm nhấn mạnh sự khác biệt. - Liệt kê để thấy được tầm quan trọng vai trò khác nhau của từng yếu tố. - Sử dụng nhiều hình ảnh, sự vật để diễn đạt. - Cô đọng hàm súc, ngắn gọn ít nhất là 4 chữ, nhiều nhất là 9 chữ.


Cùng chủ đề:

Soạn bài Ý nghĩa văn chương
Soạn bài Đại từ trang 54 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Soạn bài Điệp ngữ trang 152 SGK Ngữ văn 7 tập 1
Soạn bài: Những câu hát châm biếm trang 51 SGK Ngữ Văn 7
Soạn văn 7 ngắn gọn, đầy đủ và vô số bài văn mẫu hay
Soạn văn lớp 7 Học kỳ 2
Thần thoại là gì?
Thăng Long thành hoài cổ - Bà huyện Thanh Quan
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngữ văn 7 tập 2
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
Tính thống nhất chủ đề của văn bản