"Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải có Tổ quốc" - Ngữ Văn 12
"Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải có Tổ quốc" (L. Pát-xtơ).Ý kiến của anh (chị) về lời phát biểu trên/
Dàn ý
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài
a. Giải thích:
– Sự học có ý nghĩa là gì?
→ Nghĩa là việc chúng ta tiếp thu kiến thức của nhân loại bằng nhiều con đường khác nhau. Có thể do người khác truyền lại hoặc do ta tự tim hiểu.
– Sự học không có quê hương nghĩa là gì?
→ Nghĩa là việc học của chúng ta không chỉ gói gọn trong đất nước của mình, hay chì trong sách vở mà thôi mà bên cạnh đó ta cần mở rộng ra thế giới, vào đời sống thực tế.
– Người có học vấn phải có Tổ quốc có nghĩa là gì?
→ Nghĩa là dù chúng ta mở rộng ra kiến thức bên ngoài như thế nào thì trong tim ta lúc nào cũng luôn nhớ đến cội nguồn, quê hương, Tổ quốc của mình. Bản thân phải biết đem tài năng mà chúng ta học hỏi được để phục vụ, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh hơn.
– Một lời khuyên đúng đắn: Dù ta tài giỏi nhờ vào việc tiếp thu kiến thức thế giới nhưng cần phải biết sử dụng tài năng, kiến thức ấy vào việc xây dựng đất nước.
b. Nguyên nhân nào dẫn đến việc một số người khi đã tiếp thu được kiến thức của nhân loại đã ở lại các đất nước đó để làm việc và sinh sống?
+ Đó là do chính sách ưu đãi nhân tài của các đất nước đó đã thu hút được nguồn nhân tài mà họ có được.
+ Điều kiện tại các đất nước này giúp cho những người có kiến thức uyên bác để phát huy, không chỉ vậy, những nhân tài này còn được ưu đãi những điều khác như: chốn ăn, chốn ở, vật chất,…
c. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?
+ Nhà nước ta cần phải có những chính sách thu hút nhân tài.
+ Tạo mọi điều kiện để họ được phát huy khả năng nghiên cứu của mình.
3. Thân bài
- Khái quát lại vấn đề
- Liên hệ bản thân
Bài mẫu
Bài làm
Năm tháng rồi cũng qua đi nhưng trong tim tôi vẫn lưu giữ những hình ảnh về một người thầy đặc biệt. Thầy có thể vẽ bản đồ Việt Nam trong nháy mắt, cứ như dáng hình cong cong ấy đã in sâu vào tâm khảm. Thầy dạy chúng tôi phải viết hoa danh từ Tổ quốc, và cũng chính thầy đã nhắc lại với tôi câu nói nổi tiếng của L. Pát-xtơ: "Sự học không có quê hương nhưng người học có học vấn phải có Tổ quốc".
Thấy tôi nhắc lại câu ấy với một nỗi niềm đau đáu khôn nguôi, dường như trong câu nói có cả nỗi lòng của người thiết tha yêu Tổ quốc. Và, đúng như thầy giáo nói, nó chứa đựng những triết lí sâu sắc mà đi cả cuộc đời con người thấu hiểu. "Học vấn không có quê hương" ý nói bể học vô bờ, người ta có trau dồi kiến thức ở bất cứ nơi đâu. Liên từ "nhưng" như một đòn bẩy từ, sức nặng câu chữ được dồn vào triết lí nhân sâu sắc: "người có học cần phải có Tổ quốc". "Tổ quốc" - hai từ giản dị mà biết mấy thiêng liêng. Nó gợi dòng hoài niệm trong tim người xa xứ và gọi cả niềm tự hào nơi những người đang sống trên xứ sở của mình. Tổ quốc là nguồn cội, tổ tiên, là mảnh đất chôn rau cắt rốn, nơi có gia đình, xóm làng, bè bạn, có khoảng trời kỉ niệm ấu thơ. Tổ quốc không chỉ là vùng đất, nó là không gian gắn với những giá trị thiêng liêng của đời người. "Người có học vấn phải có Tổ quốc" không chỉ nêu một chân lí chung: bất cứ ai sinh ra đều có một khoảng trời quê hương, mà là lời răn dạy, nhắn nhủ: Những người am hiểu đạo lí thì dù đi đến đâu phải nhớ về Tổ quổc. Đó là tình cảm nhân văn cao đẹp thẳm sâu trong tim con người, đặc biệt là những người xa xứ. Hơn thế, nó còn là thước đo tính, đúng như lời thơ Đỗ Trung Quân:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chi một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.
(Quê hương)
Tổ quốc là điểm tựa để người ta bay cao xa trên bầu trời tri thức. Đồng thời, Tổ quốc luôn đón chào những đứa con xa trở về với khát vọng dựng xây. Vì vậy, tình yêu Tổ quốc là tình cảm gắn bó hai chiều giữa con người và xứ sở. Câu nói của L.Pát-xtơ là hoàn toàn đúng đắn bởi nó phản ánh đúng tình cảm của con người đối với Tổ quôc mình và gửi gắm một bài học về cách sống: Ở trên đời không ai có thể quên Tổ quốc.
Ta đã hiểu ý nghĩa câu nói của nhà bác học người Pháp, nhưng vấn đề là sao để bày tỏ tình yêu đất nước? Có phải yêu đất nước là phải tham gia những dự án vĩ mô, những kế hoạch bạc tỉ để làm thay đổi bộ mặt của quê hương mình? Lòng yêu nước gắn với những biểu hiện giản dị hơn thế.
Tôi có một người anh công tác xa nhà. Trên blog của mình, anh viết: "Lại một Giáng sinh trắng trôi qua. Vào những ngày cuối năm của xứ sở Bắc Âu, mình thấy nhớ ngày Tết quê hương với miếng bánh chưng mặn mà tình nghĩa xóm, với làn mưa xuân mơn trớn những búp nõn đầu cành...". Yêu quê hương là luôn nhớ về quê hương, và những dòng tâm tình ấy chất chứa tình cảm của người con xa Tổ quốc.
Yêu quê hương còn là tình yêu và ý thức giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của đất nước. Vũ Đình Liên từng bâng khuâng tiếc nuối cho "Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ" (Ông đồ) Nguyễn Khải ca ngợi bà Hiền "một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội không" (Một người Hà Nội) - như hiện thân của vẻ đẹp cổ truyền, những thuần phong mĩ tục của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Bà trở thành cây cầu nối hai bờ lịch sử: tại và quá khứ, nét hiện đại mới mẻ và những giá trị của ngàn xưa.
"Sunflower Mission" - có lẽ cộng đồng người Việt ở Hoa Kì, không ai không biết tới tổ chức từ thiện do những người Việt lập ra. Cho đến nay, ba mươi ngôi trường được xây dựng ở đổng bằng sông Cửu Long, gần trăm suất học bổng được trao cho trẻ em nghèo là minh chứng cho tấm lòng của những người xa quê mà luôn nặng lòng với Tổ quốc. Và còn nhiều nữa những người con xa xứ nhưng luôn hướng vể Tổ quổc. Người Việt sinh ra từ mẹ Âu Cơ, cùng sát cánh bên nhau trên mảnh đất ven bờ Thái Bình Dương ngập tràn nắng gió. Phải chăng vì thế mà hình bóng quê hương luôn in sâu vào tâm khảm? Dù ở nơi đâu, họ cũng sẵn sàng giúp ích cho đất nước. Tổ quốc ta còn nghèo, chảy máu chất xám đang là một vấn nạn của xã hội, nhưng vấn nạn đó hoàn toàn có thể giải quyết vì luôn có những người tài và lòng với Tổ quốc, non sông.
Biết bao thế hệ những người Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ dáng hình xứ sở. Công lao của họ đã nở hoa cho một Việt Nam hoà bình. Nhưng đáng tiếc giới trẻ hiện nay có người sống trên quê hương mà đua đòi chạy theo thứ văn hoa nhập từ Tây phương. Họ xả rác bừa bãi, ăn nói thiếu văn hoá... làm xấu hình đất nước Việt Nam trong con mắt bạn bè quốc tế. Họ sống ích kỉ chứ không đến lợi ích chung. Đó là nhũng kẻ đáng bị phê phán và tẩy chay.
"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu mái nhà tranh trở lòng yêu Tổ quốc". Đúng như I-li-a Ê-ren-bua từng khẳng định: những biểu hiện nhỏ nhất có thê làm nên tình yêu đất nước. Thanh niên Nhật Bản thể hiện tình yêu đó bằng việc sáng chế những vật liệu thân thiện với môi trường bảo vệ không gian xanh. Thanh niên Phi-líp-pin lập nhóm tình nguyện giúp nạn nhân của sóng thần. Còn bạn, một thanh niên Việt Nam, bạn làm gì?
Hà Minh Ngọc
(Lớp Văn K40, khối THPT chuyên - ĐHSP Hà Nội)