Suy nghĩ gì vể câu nói sau đây của nhà văn Nga Láp Tôn - xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường
Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, thì ngọn hải đăng quả thật là kim chỉ nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử hỏi, nếu không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của L. Tôn xtôi quả thật chí lí
DÀN Ý
1. Cần đạt được những nội dung sau:
Giải thích:
Lí tưởng: những điều tốt đẹp nhất hình thành từ trí tưởng tượng của mỗi người và phấn đấu để đạt tới, ai cũng muốn trở thành hiện thực, (ý niệm trừu tượng được so sánh như ánh sáng ngọn đèn chỉ đường)
- Phương hướng?
- Không có cuộc sống?
2. Bình luận
Sống có lí tưởng giông như được soi sáng bời ngọn đèn dẫn đường: Có mic đích, có động lực.
Vậy, không có “ngọn đèn dẫn đường” ta sẽ đi về đâu?
Xác định dược đích đến, mục tiêu hướng đến.
Những người sống không có mục đích, sẽ dẫn đến những thất bại, sai lầm hế nào trong cuộc đời.
- Không có cuộc sống sẽ trở thành “đời thừa”, bế tắc -> vô nghĩa, bi kịch
- Liên hệ bản thân - rút ra bài học phấn đấu
Bài làm
Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, thì ngọn hải đăng quả thật là kim chỉ nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử hỏi, nếu không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của L. Tôn xtôi quả thật chí lí: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sông".
Nếu cuộc sống là những hoạt động trong đời sông của một con người hoặc một xã hội, thì lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. Sống trong đời sống, ai cũng muốn vươn tới một điều gì đó tốt dẹp và ta gọi đó là mục đích. Muốn đến đích, ta phải có hành động cụ thể, có phương tiện để thực hiện. Với T.xtôi thì lí tường chính là phương tiện, bởi nó màư là “ngọn đèn chỉ đường”, là ánh sáng soi rọi cho con người đi đến mục đích Người không có lí tưởng thì “không có phương hướng kiên định” như thuyền chòng chành, lạc lối đưa đến nguy cơ đánh mất cuộc sống. Trong cuộc chiến tranh Vệ quôc vĩ đại của nhân dân Nga, nếu không có ánh sáng lí tưởng cao dẹp của Mác - Lê nin thì dân tộc Nga sẽ về đâu? Thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên ngã xuống “chẳng tiếc đời xanh” cho Tổ quốc trường tồn, chính là vì họ đã mang vào tâm trí mình một lí tưởng yêu nước cao đẹp dược thấm nhuần bởi tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Như vậy, sống có lí tưởng thì cuộc sông sẽ có ý nghĩa. Cuộc sống là sự tiếp diễn liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục sống nhưng không thể thiếu mục đích, lí tưởng. Lí tưởng cao đẹp, làm cho cuộc đời nở hoa. Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bến bờ an toàn và bình yên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lí tưởng sống - nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Quan niệm sông nêu trên thật sự là bài học cho chúng ta học tập.
Mỗi chúng ta, phải có trách nhiệm với xã hội và với chính minh. Mỗi con người phải tự ý thức rằng, sống không có lí tưởng, tựa như con người đi trong bóng đêm; như con thuyền ngoài khơi không có ngọn hải đăng dẫn đường; như con tàu không có hoa tiêu,... ơ phương diện đâu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, nếu không có lí tưởng yêu nước là ánh sáng soi đường, thì “bóng đêm nô lệ" quả thật đáng sợ, mà dân tộc ta đã từng trải qua.