Tả người ông của em
“Cháu ơi, lại đây!” Nghe tiếng ông gọi, em vội chạy ngay đến bên ông. Ông em đã ngoài tuổi bảy mươi. Dáng ông thấp, lưng đã còng chút ít, ấy vậy mà ông chưa cần đi gậy đâu!
Gia đình là mái ấm hạnh phúc nhất của mỗi con người, nơi đó có những người ta thương và luôn muốn quay về để được chở che, nương tựa. Từ nhỏ, bố mẹ em thường xuyên đi công tác xa nhà nên ông là người gần gũi với em nhất. Ông là người mà em kính yêu nhất. Ông đã luôn yêu thương và chăm sóc cho em trong suốt quãng thời ấu thơ.
Ông có dáng người gầy gầy. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà ông đã đi qua trong cuộc đời mình. Khuôn mặt vuông vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim, vậy mà ông em trông vẫn đẹp lão lắm. Mái tóc ông đã bạc phơ theo màu của thời gian. Tuy tóc đã bạc nhưng mái đầu ấy luôn được ông cắt tỉa gọn gàng và chải ngược ra sau để lộ vầng trán cao cao, hằn in những dấu vết của tuổi già. Mỗi khi ông mặc chiếc áo bà ba màu xám, cùng với khuôn mặt hiền từ trông ông như ông bụt nhân đức bước ra từ những trang truyện cổ tích. “Cháu ơi, lại đây!” Nghe tiếng ông gọi, em vội chạy ngay đến bên ông. Ông em đã ngoài tuổi bảy mươi. Dáng ông thấp, lưng đã còng chút ít, ấy vậy mà ông chưa cần đi gậy đâu!
Thậm chí ông còn ngồi trên xe đạp đi được nữa đấy. Mái tóc ông bạc trắng như sợi cước, cả lông mày, râu cũng bạc nữa nên em cứ ngỡ rằng ông là thần tiên. Đôi mắt ông không còn trong sáng như xưa nữa, nhưng từ cái “cửa sổ tâm hồn ấy” em thấy ông thật đáng kính, hiền từ. Vầng trán cao và rộng của ông đã chứa đưng không biết bao nhiêu câu chuyện cổ tích để kể cho em nghe mỗi khi tối đến. Làn da ông không quá đen, nhưng đã bị nhăn nheo do tuổi già. Ông em tích cực lắm! Không có buổi họp nào có giấy mời của thôn mà ông ở nhà.
Em yêu ông lắm! Em mong ông luôn sống mãi cùng em.