Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Kết nối tri thức HK1


Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng

Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng (KNTT) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Tác giả

1. Tiểu sử

- Vũ Bằng (03/06/1913-07/04/1984), tên đầy đủ là Vũ Đăng Bằng, sinh tại Hà Nội

- Quê quán: làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương

- Gia đình: cha mất sớm, Vũ Bằng ở với mẹ là chủ một tiệm bán sách ở phố Hàng Gai (Hà Nội) nên không bị thiếu thốn.

2. Sự nghiệp

- Ngay còn nhỏ đã say mê viết văn, làm báo. Năm 16 tuổi ông đã có truyện đăng báo, liền sau đó ông lao vào nghề văn, nghề báo với tất cả niềm say mê

- Năm 17 tuổi, ông xuất bản tác phẩm đầu tay Lọ Văn

- Ngay còn lúc rất trẻ, ông đã là chủ bút tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, thư ký toàn soạn tờ Trung Bắc Chủ Nhật và cộng tác với nhiều tờ báo ở Hà Nội, Sài Gòn…

- Phong cách sáng tác: trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào biểu hiện nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở; văn phong tràn đầy cảm xúc, cảm giác tinh tế.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Lọ Văn (tập văn trào phúng, 1931), Miếng ngon Hà Nội (bút kí, 1960), Miếng lạ miền Nam (bút kí, 1969), Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972)...

Sơ đồ tư duy về tác giả Vũ Bằng:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Thương nhớ mười hai (bút kí, 1972), là bài đầu tiên của tập tùy bút

- Thương nhớ mười hai được viết trong thời gian Vũ Bắng sống ở miền Nam, xa cách quê hương miền Bắc. Niềm thương nhớ quê hương, gia đình da diết được thể hiện qua sự hồi tưởng về cảnh sắc thiên nhiên, phố xá, cuộc sống hằng ngày mang vẻ đẹp và bản sắc văn hóa của Hà Nội. Thương nhớ mười hai có 13 bài tùy bút, gồm 12 bài viết về các tháng trong năm và 1 bài về Tết.

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “ mê luyến mùa xuân " ): Khẳng định cảm xúc trước thiên nhiên bốn mùa

- Phần 2 (tiếp theo đến “mở hội liên hoan” ): Sắc xuân, cảnh xuân, tình xuân đan xen, hòa quyện cùng nhau, gắn bó, tha thiết.

- Phần 3 (còn lại): Nét đẹp của mùa xuân Hà Nội sau rằm tháng Giêng

c. Thể loại: tùy bút

d. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Qua ngòi bút của Vũ Bằng, mùa xuân ở miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng vừa đẹp, vừa mang đặc trưng riêng của một vùng đất có khi hậu, thời tiết khá đặc trưng cho tiết xuân, khí xuân. Đưa lại cho người đọc những rung cảm đặc biệt trước thiên nhiên, đất trời và gợi lên trong mỗi chúng ta một niềm mong nhớ về mùa xuân, mong nhớ về những nét đẹp của thiên nhiên cũng là cách làm cho tâm hồn của chúng ta thêm đẹp hơn.

b. Giá trị nghệ thuật

- Lối viết trữ tình, giàu chất thơ, hướng vào nội tâm, hướng về phong cảnh thiên nhiên bốn mùa xứ sở…

- Ngôn từ tinh tế, đầy cảm hứng

Sơ đồ tư duy về văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt :


Cùng chủ đề:

Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK1
Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK2
Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK2
Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Chân trời sáng tạo HK2
Tác giả, tác phẩm Văn 7 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Kết nối tri thức HK1
Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt - Vũ Bằng
Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam - Bùi Hồng
Thu sang - Đỗ Trọng Khơi
Thủy tiên tháng một - Thô - Mát L. Phrít - Man
Tiếng gà trưa
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh (SGK mới)