Thánh Gióng - SGK mới
Thánh Gióng (SGK mới)bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 6
1. Tìm hiểu chung
a. Tóm tắt
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
b. Bố cục 4 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “ đặt đâu thì nằm đấy ”): Sự ra đời kì lạ của Gióng.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “ giết giặc, cứu nước ”): Gióng gặp sứ giả và sự lớn nhanh kì lạ của Gióng.
- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “ từ từ bay lên trời ”): Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
- Đoạn 4 (Còn lại): Gióng bay về trời.
c. Thể loại: truyền thuyết
d. Nhân vật
- Các nhân vật: cha mẹ Gióng, Thánh Gióng, sứ giả, nhà vua, dân làng.
- Nhân vật chính: Thánh Gióng.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Truyện Thánh Gióng ca ngợi tình yêu nước, tinh thần bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam thời cổ đại.
b. Giá trị nghệ thuật
- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho truyền thuyết.
- Nghệ thuật nói quá, so sánh.
Sơ đồ tư duy về truyền thuyết "Thánh Gióng":