Theo yêu cầu của GVCN lớp 6D, bạn Bình lớp trưởng đã ghi lại số bạn đi học muộn của lớp trong 20 ngày liên tiếp. Kết quả cho ở bảng sau:
Hãy tính xác xuất thực nghiệm của các sự kiện: a) Một ngày không có bạn nào đi học muộn. b) Một ngày có bạn đi học muộn.
Tính số ngày không có bạn nào đi muộn, số ngày có bạn đi muộn.
Xác suất thực nghiệm của sự kiện bằng tỉ số giữa số ngày xảy ra sự kiện với tổng số ngày.
a) Số ngày không có bạn nào đi học muộn trong 20 ngày là 10. Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ngày không có bạn nào đi học muộn” trong 20 ngày là \(\frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)
b) Số ngày có bạn đi học muộn trong 20 ngày là 10. Vậy xác suất thực nghiệm của sự kiện “một ngày có bạn đi học muộn” trong 20 ngày là \(\frac{{10}}{{20}} = \frac{1}{2}\)