Thuốc nổ TNT 2,4,6 - Trinitrotoluene là hợp chất hữu cơ được — Không quảng cáo

Thuốc nổ TNT (2,4,6 - Trinitrotoluene) là hợp chất hữu cơ được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc trong điều kiện đun


Đề bài

Thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluene) là hợp chất hữu cơ được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO 3 đặc và H 2 SO 4 đặc trong điều kiện đun nóng. Công thức phân tử của TNT, biết kết quả phân tích nguyên tố của TNT có 37,00% C; 2,20% H; 42,29% O về khối lượng; còn lại là N. Phân tử khối của TNT gấp khoảng 2,91 lần phân tử khối của benzene (C 6 H 6 ).

  • A.
    C 7 H 14 O 6 N 3
  • B.
    C 6 H 8 O 3 N 3
  • C.
    C 7 H 5 O 6 N 3
  • D.
    C 6 H 4 O 3 N 2
Phương pháp giải

Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (C x H y O z N t ) từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối (M) được khái quát như sau:

\({\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)

Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %m C , %m H , %m O , %m N lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.

Gọi công thức phân tử của TNT là C x H y O z N t .

\({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}} = {\rm{ }}100\%  - (37\%  + 2,2\%  + 42,29\% ) = 18,51\% \)

Ta có: \({{\rm{M}}_{{\rm{TNT}}}} = 2,91 \times {{\rm{M}}_{{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}}} = 2,91 \times 78 = 227\)

\(\begin{array}{l}{\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{37}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 7\\{\rm{y  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{{\rm{2,2}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 5\\{\rm{z  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{42,29}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 6\\{\rm{t  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{18,51}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 3\end{array}\)

Vậy công thức phân tử của TNT là C 7 H 5 O 6 N 3 .

Đáp án : C