Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Nghệ sĩ nhân dân Hà Thị Cầu SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Âm nhạc lớp 6 - Giải bài tập âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 5: Bài ca lao động


Thường thức âm nhạc - nghe nhạc: Nghệ sĩ nhân dân Hà Thị Cầu SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo

Hãy nêu những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nghệ thuật hát Xẩm. Nghe nhạc và nêu cảm nhận của em về trích đoạn Xẩm thập ân do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.

Câu 1

Hãy nêu những đóng góp của nghệ nhân Hà Thị Cầu cho nghệ thuật hát Xẩm.

Phương pháp giải:

Học sinh tìm hiểu thông tin và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Nghệ nhân Hà Thị Cầu là người còn lưu giữ được nhiều làn điệu cổ của thể loại hát Xẩm. Bà có thể tự đặt lời mới mang hơi thở thời đại cho các làn điệu Xẩm truyền thống. Những làn điệu xẩm đặc sắc như Huê tình, Hà liễu, Ba bậc, Thập ân, Cò lả... cùng giọng hát của cụ Hà Thị Cầu là những di sản quý giá còn sót lại của nghệ thuật hát xẩm khi hiện tại đã dần mai một. Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, cụ Hà Thị Cầu được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2004 được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Năm 2007, Trung tâm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc trao tặng cụ "Giải thưởng Đào Tấn" vì có những đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy vốn quý của nghệ thuật dân tộc.

Câu 2

Nghe nhạc và nêu cảm nhận của em về trích đoạn Xẩm thập ân do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày.

Phương pháp giải:

Học sinh nghe nhạc và nêu cảm nhận.

Lời giải chi tiết:

Trích đoạn Xẩm thập ân do nghệ nhân Hà Thị Cầu trình bày có ca từ ca ngợi công lao sinh thành của cha mẹ và trong giai điệu của đoạn có nhiều luyến láy.

Câu 3

Hãy nêu suy nghĩ của em về việc bảo vệ di sản văn hóa dân tộc.

Phương pháp giải:

Học sinh nêu suy nghĩ của mình.

Lời giải chi tiết:

Theo em, các di sản văn hóa dân tộc đang ngày một mai một do sự du nhập của các nền văn hóa khác, do thị yếu và xu hướng của thế hệ trẻ bây giờ chuộng các dòng nhạc hiện đại như ballad, R&B… Để bảo vệ các di sản này, bên cạnh việc mỗi cá nhân có ý thức tìm hiểu, chúng ta còn rất cần các chương trình, các hoạt động phi lợi nhuận nhằm quảng bá các di sản văn hóa này tới đa dạng đối tượng hơn, để tất cả mọi người đều có cơ hội được tìm hiểu và biết tới.


Cùng chủ đề:

Nhạc cụ trang 56 SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Niềm tin thắp sáng trong tim em SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ phương Tây SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Giới thiệu một số nhạc cụ truyền thống Việt Nam SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Hát bè SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Nghệ sĩ nhân dân Hà Thị Cầu SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Nhạc sĩ Antonio Vivaldi SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc - Nghe nhạc: Nhạc sĩ Văn Cao SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Tia nắng hạt mưa SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo
Tiếng chuông và ngọn cờ SGK Âm nhạc 6 - Chân trời sáng tạo