Thuyết minh về một loài cây ở quê em ( cây đa ) — Không quảng cáo

Viết bài tập làm văn số 5


Thuyết minh về một loài cây ở quê em ( cây đa )

Cây đa đầu làng ăn vào lề thói của nếp sống dân quê, và cây đa có liên quan mật thiết với người dân.

Dàn ý chung

1. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về loài cây mà em yêu thích. Có thể mở đầu bằng miêu tả. 2. Thân bài:

Giới thiệu chi tiết về loài cây ấy (trong khi giới thiệu kết hợp với miêu tả) về các phương diện: - Nguồn gốc. - Đặc điểm (chú ý miêu tả hình dáng, gốc, thân, lá, cành, hoa, quả...) - Vài trò và ý nghĩa của loài cây này đối với với con người (Giá trị và lợi ích về kinh tế, môi trường, thẩm mĩ...) 3. Kết bài: Phát biểu những cảm nghĩ của em về loài cây ấy.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Tại miền Nam dân làng Xét về mặt diện hình, những làng mạc Việt Nam từ Phan Rang trở vào không giống làng mạc miền Bắc và miền Bắc Trung Việt. Tại miền Nam dân làng cư rải rác trên khắp địa hạt của làng để tiện việc cày cấy làm ăn, trái lại tại miền Bắc, đất đai mỗi làng chia thành hai khu vực riêng biệt, khu thổ cư và khu thổ canh.

Khu thổ cư là nơi dân làng ở, còn khu thổ canh là nơi dân làng canh tác, Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp nên nhiều làng dù chuyên nghiệp về nghề khác vẫn có một khu thổ canh dùng cho việc cấy cày trồng trọt.

Trên khu thổ cư, dân làng ở san sát liền nhau, và chung quanh khu này có lũy tre xanh bao bọc. Dân làng cũng như khách lạ, muốn ra vào trong làng bắt buộc phải đi theo hai lối theo đầu làng hoặc cuối làng. Tại mỗi nơi đầu và cuối làng này đều có một chiếc cổng xây, và mé trên chính diện công bao giờ cùng có mấy chữ đại tự hoặc để tên làng giản dị, những chữ đại tự đó chỉ rõ đó là đầu làng hoặc cuối làng? Thường cổng đầu làng xây to lớn khang trang hơn.

Không xa cổng đầu làng, phía ngoài lũy tre xanh thường bao giờ cũng có một cây đa, dân quê quen gọi là đa đầu làng. Cuối cùng cũng có thể có một cày đa nhưng đây không phải là lề thói của dân ta...

Đầu làng có một cây đa

Cuối làng cây thị, ngã ba cây dừa.

Cây đa đầu làng ăn vào lề thói của nếp sống dân quê, và cây đa có liên quan mật thiết với người dân.

Tìm hiểu về làng quê Việt Nam, nhất là tìm hiểu về nếp sống nông thôn, chúng ta không thể không tìm hiểu về cây đa đầu làng.

Cây đa đâu làng đối với dân làng có rất nhiều ý nghĩa cũng như có những công dụng riêng, chúng ta cần thiết để thấy rõ tầm quan trọng của cây đa trong nếp sông dân tộc.

Ở đây lần lượt chúng tôi thử trình bày về mấy khía cạnh đặc biệt của cây đa đầu làng đối với dân làng:

-     Ý nghĩa tượng trưng.

-     Công dụng

-     Những điều huyền bí của cây đa đối với dân làng.

Ý NGHĨA TƯỢNG TRƯNG

Trước hết cây đa đầu làng là một biểu hiện tượng trưng mật thiết với làng xã trên ba phương diện:

-     Sự trường tồn của làng xã.

-     Tinh thần dân chú của dân làng.

-     Tinh thần đoàn kết giữa dân làng.

Sự TRƯỜNG TỒN CỦA LÀNG XÃ

Trước hết cây đa tượng trưng cho sự trường tồn của làng xã. Có làng là có cây đa, làng mới thành hình. Cây đa đã được trồng ngay ở đầu làng. Làng còn. cây đa còn. và cây đa còn, làng chưa mất. Nếu vì loạn lạc, lụt lội hay vì một lý do gì nào khác, ví dụ như giặc già chẳng hạn, dân làng phải tản cư ra đi, cây đa vẫn còn. khi dân làng hồi cư trở về cây đa vẫn là cây đa đầu làng. Nhà cửa trong làng có thể bị phá hủy, của cải của dân làng có thể bị mất, ngay đến cổng làng có thể bị hư hao vì biến cố hoặc vì sự phá hoại, nhưng cây đa đầu làng vĩ đại quá, thiêng liêng quá, không ai chặt đi nổi và có khi cũng không ai dám xâm phạm tới.

Ai mà chặt nổi cây đa đầu làng. Cây đa có phải chỉ cỏ một thân cây đâu. mỗi rễ phụ ăn xuống đất đều trở thành những cây da, và những thân cây lại có những rễ phụ khác để biến thành những thân cây khác.

Không ai phá hủy được cây đa đầu làng thì cũng không ai cắt đứt được sự trường tồn của làng xã. Làng bao giờ cũng có dân, và dân bao giờ cũng lưu luyến với làng. Những dân làng nếu phải tản cư. họ ra đi nhưng họ không bỏ làng, ra đi để tránh cơn giông bão, rồi gió yên, thanh bình trờ lại, họ lại trở về làng, tuy cũng có người định cư ở thành thị hoặc ở một nơi khác, nhưng con số đó so với số dân làng trở về quê cũ có bao nhiêu mà đáng kể.

Làng còn dân làng không mất, những người dân sẽ sinh sôi nảy nở mãi, và làng xã sẽ trường tồn cũng như cây đa đầu làng sẽ mãi mãi trơ gan cùng tuế nguyệt!

TINH THẦN DÂN CHỦ CỦA DÂN LÀNG

Cây đa đầu làng tượng trưng cho sự trường tồn của làng xã, nhưng nó tượng trưng cho cả tinh thần dân chủ bất diệt của dân làng.

Cây đa được trồng từ lúc mới có làng, trồng bởi những người đầu tiên tới thành lập làng, trồng bởi những con cháu họ nối tiếp nhau lớn lên, sống rồi chết ở làng, đời nọ qua đời kia, và cây đa trồng bởi lớp người đầu tiên ở đầu làng cùng lớn lên. sống trải đời này sang đời khác, thành một cây cổ thụ. Nhưng với thời gian, thân cây chính mục nát, mục nát lúc nào dân làng cũng chẳng ai để ý, cây đa vẫn tồn tại. nhưng tồn tại bởi những thân cây phụ do những rễ phụ tạo nên. Tất cả những thân cây phụ này đều liên đới cho sự sống còn của cây đa, và không ai còn phân biệt thân cây nào là thân cây chính.

Cũng như dân làng, tổ tiên họ đã qua đời, những người chính đã lập ra làng không còn nữa, chỉ còn con cháu họ là những lương dân trong làng, mỗi người đối với làng, giống như những thân cây phụ đối với cây đa. Làng còn hay mất, thịnh hay suy là tự ở như toàn thể dân làng. Họ có quyền lợi như nhau và nhiệm vụ cùng như nhau không ai hơn ai cũng cùng không ai có thể tự phụ mình có công đối với làng hơn người khác, nếu mình không thực sự làm được những điều hữu ích cho làng.

Tinh thần dân chủ là ở đấy, mọi người đều bình đẳng và quyền lợi đồng đều.

Nếu trong làng có người trên kẻ dưới, đó là do dân làng bầu lên. Ai đã nghiên cứu về nếp sống tự trị của làng xã Việt Nam ắt thừa hiểu việc lãnh đạo làng xã  Việt Nam từ đời hậu Lê ở trong tay những tiêu chuẩn lựa chọn các đại biểu này mà thôi. Những tiêu chuẩn này năm Cảnh Trị thứ 7 (1669) đã được nhà vua ban hành, và khi đó, người xã trưởng đại biểu còn được gọi là xã quan và do triều đình bỏ nhiệm.

Kể từ đời vua Lê Ý Tôn, xã trưởng hoàn toàn do dân bầu lên, không cần có sự bổ nhiệm của triều đình làm xã quan như trước.

Cùng với xã trường dân làng bầu cả những người khác giúp việc cho xã trưởng.

Trong việc bầu cử các cấp lãnh đạo làng, tinh thần dân chủ được hoàn toàn áp dụng. Đều tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc quản trị làng xã. Những chức vụ trong làng dành cho tất cả mọi người, không có sự phân biệt nào, kiến thức và khả năng. Có thể thêm vào yếu tố đạo đức nữa.

Mỗi người là một thân cây phụ của cây đa, con cháu họ là những rễ phụ đè sau này trở thành những cây phụ khác, có bổn phận góp phần vào sự duy trì làng và làm cho làng thêm thịnh vượng, bổn phận đồng đều giữa mọi người dân trong làng.

TINH THÀN ĐOÀN KẾT GIỮA DÂN LÀNG

Dân làng cũng như những rễ cây đa, họ đoàn kết với nhau đê bảo vệ xóm làng, để gây sự thịnh vượng cho dân xã. Họ có cùng nhau những mối lo chung, họ chia sẻ cùng nhau sự hân hoan chung, họ muốn làng họ giàu mạnh, có tiếng tăm, có uy tín đối với các xã lân cận. Một người không đủ sức giữ vững làng, nhưng tất cả dân làng cùng nhau ghé vai gánh vác việc làng, làng sẽ vững mạnh trường tồn như cây đa. Sau cùng cây đa còn tượng trưng cho tình đoàn kết giữa dân làng. Những rễ phụ của cây đa quấn quít chằng chịt lấy nhau tạo sức mạnh đê cây đa bền cùng sương gió Cây đa khoẻ, cây đa mạnh, rễ cây đa dần kết tụ với nhau làm cho cây đa xanh tốt, một rễ cây có mục nát, những rễ cây khác vẫn cùng nhau gánh vác chung nhiệm vụ đưa màu mủ lên thân cây đa, lên cành đa, lên lá đa đế cây đa cao ngất tầng xanh, đơm hoa kết quà. Một rễ phụ không phụ đủ chống đỡ cây đa, và cũng không đủ nuôi sống cây, nhưng tất cả những rễ phụ hợp nhau lại đã là một nguồn sống vô biên, đã là một sức mạnh hùng dũng của cây đa.

Họ đoàn kết với nhau gây sức mạnh ngay trong làng, và khi quốc gia lâm nguy, họ càng đoàn kết để làng họ thành một pháo đài ngăn giữ giặc nước. Tình đoàn kết của họ bất diệt cũng giống những rễ cây đa bao giờ cũng quấn quít lấy nhau.Lịch sử của làng họ cùng biết, những sự hưng vong biến đổi của làng họ cùng hay, họ đã cùng trải những cơn nguy hiểm khi giặc giã, khi nước sông làng lên cao de doạ đê làng. Họ đã vai chen vai, tay trong tay, cùng hộ đê chống lũ giữ cho làng dược yên bình.

CÔNG DỤNG

Cây đa là một biểu hiện tượng trưng đối với dân làng, nhưng không phải vì thế mà cây đa không có những ích lợi thiết thực. Vậy đối với dân làng, cây đa đầu làng có những lợi ích gì?

Công dụng của cây đa đầu làng thực ra rất nhiều, nhưng chúng ta cân phân biệt công dụng chính với những công dụng phụ.

Công dụng chính

Nếu chúng ta đế ý quan sát những cây đa đầu làng, chúng ta thấy tất cả mọi cây đa rồi, không biết cây đa mọc tự bao giờ. Tất nhiên, cây đa không phải tự nhiên mà mọc, chính các cụ thời trước đã trồng nó lên, trồng nó ngay từ khi làng mới hình thành, ngay từ khi làng mới lập với nguyên điểm đầu tiên gồm những dân làng đầu tiên mới kéo nhau tới khai phá đất đai để khai sinh.

Không phải mỗi làng chỉ có một cây đa, ngoài cây đa đầu làng còn có những cây đa ở cánh đồng, cây đa ở trong làng, cây đa bên giếng nước, nhưng những cây đa kia không có công dụng chính và đặc biệt của cây đa đầu làng.

Vậy các công dụng chính và đặc biệt của cây đa đầu làng là gì?

Bạn đã ở làng quê chưa? Bạn có bao giờ rời bỏ làng quê một thời gian khá lâu rồi trở về làng không? Lúc trở về làng bạn có nôn nóng trông thấy làng mình không?

Bạn đi trên bờ đê, bạn đi trên đường cái, nhìn xuống cánh đồng bạn thấy những làng quê xanh thẫm như những cù lao giữa biển mạ xanh non. Bạn trông thấy những cây đa, nhưnh không phải cây đa đầu làng bạn! Bạn mong chờ, bạn tiếp tục đi, ngày xưa phương tiện vận chuyển đâu có nhiều và nhanh chóng như ngày nay, rồi bạn chợt nhận thấy bóng một cây đa quen thuộc. Chính rồi, đây là cây đa đầu làng bạn!

Bạn nhận ra cây đa này, có lẽ vì trên ngọn cây có một cành bị sét đánh chết khô. nhưng đã bao năm chưa gãy, có lẽ vì bạn thấy cây đa gầy guộc... Cây đa đầu làng bạn dù sao cùng không giống cây đa khác và tất cả người làng bạn ai đi xa về, ngay trên đường đê, ngay trên đường cái, cũng đều nhận thấy là cây đa làng mình. Thấy cây đa đầu làng người ta ước lượng thời gian còn phải đi để về tới cổng làng.

Bạn đã thấy công dụng của cây đa đầu làng chưa? Nó là cái mộc đánh dấu cho làng, phân biệt làng bạn với các làng lân cận.

Đi xa về, từ xa xa, cây đa đầu làng đã giúp cho người làng nhận ngay thấy làng mình? Lòng người hồi hương rộn ràng với bao kỷ niệm của thôn xóm cũ! Bao nhiêu cảnh sinh hoạt trong làng vụt hiện và khách nghĩ đến sự sung sướng thấy cảnh cũ, thấy nếp sống cũ ngày xưa.

Các công dụng khác

Đánh mốc cho làng, đó là công dụng chính và là công dụng đầu tiên của cây đa đầu làng, nhưng ngoài công dụng đó cây đa còn rất nhiều công dụng khác khiến nó đã là một đặc điểm của làng xã Việt Nam.

Trước hết đây là nơi nghỉ mát lúc trưa hè cùa những thợ đồng làm việc ờ những khu ruộng quanh làng. Bóng mát cây đa lan toả rất xa, thợ đồng kéo nhau lên cây ăn bữa trưa rồi nằm nghỉ. Những thợ đồng cày cấy, tát nước hoặc vãi phân ở những khu ruộng xa làng đã có bóng mát của những cây đa giữa cánh đồng.

Cây đa cũng là nơi dừng chân nghỉ mát của những khách bộ hành đi qua làng. Đôi khi nơi đây có một quán nước để khách giải khát với bát nước chè xanh hoặc bát nước vối.

Nơi đây với bóng mát buổi trưa, với khí thoáng buổi chiều thường là nơi tụ tập lọp của một số dân trong làng gặp gỡ nhan sau một ngày công việc mệt nhọc được trao đổi cùng nhau một đôi câu chuyện tâm tình, hoặc có khi chỉ là một câu chuyện gẫu.

Cây đa đầu làng còn là một nơi thờ tự đối với dân làng. “Thần cây đa, ma cây đề", tục ngữ vẫn hằng nói vậy. Người ta thờ Đại thụ linh thần ở dưới gốc đa.

Cây đa nhiều lá xum xuê, lá khô rụng xuống đã cung ứng đồ đun nấu cho một số dân nghèo trong làng. Các em bé nghèo thường rủ nhau ra nhặt lá đa, cùng những cành khô của cây đa rơi xuống về làm đồ đun bếp.

Cây đa có quả đa, quả đa nhỏ hơn hạt nhãn, lúc chín màu vàng thường rụng xuống đất. Mùa quả đa chín, chim chóc rủ nhau tới ăn quả, và các em bé quê cùng rủ nhau ăn chơi quả đa. Quả đa ăn chơi thao thảo ngọt, người lớn không ai ăn, nhưng trẻ em thì chúng không chê!

Và cây đa cũng là nơi cung cấp chất nhuộm vải cho dân làng.

Người miền Bắc, miền Trung thường mặc quần áo nâu, và vải trắng muốn nhuộm nâu, người ta dùng củ nâu, nhưng vì cù nâu hiếm và dát nên người ta róc vỏ cây đa về nấu lên để nhuộm. Vải nhuộm nấu băng vỏ đa rồi đem ngả lẩm, mặc thật bền tuyệt.

Những điều huyền bí của cây đa đối với dân làng

Cây đa quen thuộc với dân làng, hàng ngày dân làng qua lại đều trông thấy cây da. nhưng càng quen thuộc bao nhiêu, cây đa đối với dân làng như huyền bí bay nhiêu. Cây đa cổ thụ với cành lá xum xuê, nhừng lúc sớm hôm hoặc những lúc chiều tà trông đã có vẻ âm u lại thêm ngay dưới gốc đa, không biết ai đã xây từ bao giờ một bàn thờ nhỏ, có khi với bài vị mang bổn chữ Đại thụ linh thần, bài vị của thần cây đa.

Bàn thờ luôn luôn được khói hương nghi ngút, bàn thờ không phải chỉ có một bát hương, nhưng có ba bốn năm bát hương hoặc nhiều hơn nữa, những bát hương này bao giờ cũng chật ních chân hương màu đỏ, xen lan với màu xám của tàn hương. Lại những bình hoa, những bình hoặc bằng gồ bằng sành mộc mạc luôn luôn có hoa, mấy bông huệ, hoa thơm quyện với mùi hương theo gió tỏa đi xa.

Trên bàn thờ có bày những nghìn vàng hoa ngũ sắc, đài rượu, đĩa trầu, có những chồng vàng vì thời gian màu khó nhạt.

Chung quanh bàn thờ, ở hai bôn, ở cả trên nóc và đàng trước bàn thờ cỏ treo những đôi hài xanh, vàng, trắng, tím, đỏ, những chiếc nón chóp, nón thượng bằng giấy màu với quai tua sặc sỡ... dân làng bảo đây là hài nón của các ông Hoàng, Chúa các cô, các cậu vô hình ngự trị trên cây đa.

Hai bên bàn thờ, chồng chất la liệt những bình vôi, những bình vôi cũ, vôi lơ miệng đã khô, to nhỏ đủ hạng do dân làng mang bỏ ra đây. Với tháng ngày, có những bình vôi màu loang lô xám.

Và những rễ phụ lủng lẳng thòng từ trên cây xuống, ở nhiều rễ cũng có treo bình vôi, những bình vôi này được rễ cây lắc lư đưa đi đưa lại khi gặp gió lúc đêm hôm trông như những chiếc đầu lâu trắng.

Ở dưới đất, cũng những rễ đa, rễ chính có, rễ phụ có chằng chịt bò lan trên đất, thỉnh thoảng lại tạo nên những bốc sâu, dân làng báo đó là ở của ngựa ngài.

Nếu ai có hỏi ngựa ngài thế nào, sẽ được thầm thì nói khẽ vào tai, đây những bạch xà dài có màu đỏ.

Chiều hôm bắt đầu từ khi chạng vạng tối, dân làng qua đây thường có vẻ sợ sệt và kính cẩn. Có những bà nói nhỏ với nhau đã có lần đi khuya về bẳt gặp các bà,  các cô đưa vòng trên cây đa, hoặc đã có lần sáng sớm tinh sương, có người gặp Ngài cưỡi ngựa, ngựa bạch xà, vút ở đâu về đến cây đa thì biến mất.

Ngay cả buổi trưa khi mọi người nghỉ ngơi dưới bóng cây da. người ta cũng tránh phía đằng trước miếu thờ.Cây đa quen thuộc với dân làng, nhưng không vì quen thuộc mà dân làng dám coi nhờn. Luôn luôn dân làng tỏ vẻ kính cẩn với bàn thờ cây đa, và khi qua đây người người đều im lặng ngả nón.

Từ hơn hai chục năm nay, tôi xa quê hương, xa cả cây đa cổng làng cao ngất. Lòng tôi đã rộn ràng khi nghe giọng hát quen thuộc:

Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh.

Có sông sâu lơ lưng vờn xanh.

Bài ca đã nhắc tôi tới một bài hát cù, tôi thường được nghe lúc thời thơ ấu:

Đầu làng tôi có cây đa,

Ngọn cao, cao vút, bóng la rợp đường.

Thi gan cùng với gió sương,

Lá xanh cành tốt rễ vương vật vờ.

Nơi đây bao lứa ngây thơ,

Đợi chờ mộng đẹp say sưa với lòng!

Trưa hè công việc đã xong,

Trai làng cùng với thợ đồng nghỉ ngơi.

Buổi chiều gió mát êm trôi,,

Gái làng đón gió chuyện người chuyện ta.

Vắng làng ai phải đi xa,

Trở về thấy bóng cây đa đầu làng.

Hỏi ai lòng chẳng rộn ràng,

Bao nhiêu kỷ niệm vội vàng hiện ra.

Ta yêu ta nhớ làng ta,

Thì ta yêu cả cây đa đầu làng.

(Theo Toan Ảnh, Nếp cù, 2010)

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài tham khảo số 4


Cùng chủ đề:

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê em (chùa Hương)
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
Thuyết minh về một danh lam, thắng cảnh hoặc một di tích ở địa phương
Thuyết minh về một giống vật nuôi
Thuyết minh về một giống vật nuôi (Con gà, con tằm)
Thuyết minh về một loài cây ở quê em ( cây đa )
Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích
Thuyết minh về một loài hoa mà em yêu thích ( hoa thiên lí)
Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (Hoa sen )
Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (hoa mai )
Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (hoa đào)