Thuyết minh về một nhạc cụ dân tộc: Đàn bầu.
Đàn bầu là một thứ nhạc khí đem lại sự say mê cho người Việt Nam, sự thán phục ngợi ca của bè bạn trên khắp thế giới.
Đàn bầu là một thứ nhạc khí đem lại sự say mê cho người Việt Nam, sự thán phục ngợi ca của bè bạn trên khắp thế giới.
Chưa có một cây đàn nào trên thế giới có âm thanh và cách diễn tấu như đàn bầu, chưa có ở đâu đàn một dây lại phát huy được khả năng thể hiện đa dạng như đàn bầu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam cho biết đàn bầu bắt nguồn từ một nhạc khí cổ của dân tộc là trống quân. Một số người vẫn chơi đàn bầu như chơi trống quân, nghĩa là lấy một cái que chống vào điểm 2/3 của sợi dây rồi gõ vào hai phần có hai âm thanh khác nhau của sợi dây này.
Sở trường của đàn bầu là dùng tay phải gẩy lên một âm gió rất gần với người, rồi lại dùng tay trái điều khiển cho âm gió ấy uốn lên, lượn xuống tuỳ theo ý muốn.
Các nhạc công đàn bầu ngày nay còn sáng tạo ra được nhiều thủ pháp biểu diễn khác làm cho đàn bầu có thể "vê" như đàn nguyệt, chạy ngón nhanh như đàn thập lục. v.v...
Hình dáng và cấu trúc đàn bầu có thể rất đơn sơ. Bộ phận không thể thiếu là sợi dây. Có người lấy răng cắn chặt một đầu sợi dày, còn đầu kia mắc vào mặt của chiếc hộp rỗng; rồi tay trái cầm cái hộp này vừa làm hộp cộng hưởng vừa làm vật điều khiển cho sợi dây căng thẳng, còn tay phải thì gảy.
Đầy đủ hơn thì dùng đoạn đầu chẻ đôi làm thân để căng sợi dây và quả bầu khô làm vật cộng hưởng - có lẽ đây là cách làm đàn phổ biến nhất, vì vậy mới dùng vật liệu quả bầu làm tên gọi cho cây đàn. Ngày nay, người ta làm những cây đàn bầu rất công phu và thường có lắp bộ khuếch đại âm thanh bằng điện tử.
(Phó tiến sĩ âm nhạc Nguyễn Xinh)