Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…) — Không quảng cáo

Viết bài tập làm văn số 5


Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…).

Hài kịch ra đời rất sớm, gần như đồng thời với bi kịch. A-ri-xtô-phan (khoảng 445 — 385 trước Công nguyên) nhà viết kịch Hi Lạp cổ đại được coi là "cha đẻ" của hài kịch.

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh: văn bản/ thể loại văn học.

II. Thân bài

1. Thuyết minh về văn bản

a. Về các phần, các mục của văn bản.

b. Nội dung văn bản.

c. Công dụng, ý nghĩa của văn bản.

d. Những điểm lưu ý và các lỗi thường gặp nên tránh khi tạo lập văn bản.

2. Thuyết minh về thể loại văn học

a. Nguồn gốc

b. Đặc điểm

- Cách gieo vần

- Cách ngắt nhịp

c. Các tác phẩm tiêu biểu có sử dụng thể thơ này.

III. Kết bài

- Đánh giá, nhận xét về văn bản/ thể thơ.

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Hài kịch là "Thể loại kịch trong đó có tính cách, tình huống và hành động được thể hiện dưới dạng buồn cười hoặc ẩn chứa cái hài nhằm giễu cợt, phê phán cái xấu, cái lố bịch, cái lỗi thời để tống tiễn nó một cách vui vẻ ra khỏi đời sống xã hội”. Hài kịch cho đến thế kỉ XVII được coi như là thể loại đối lập với bi kịch, và tác phẩm của nó kết thúc nhất thiết phải có hậu.

Hài kịch, như trên đã nói, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch đối lập với lí tưởng xã hội hoặc chuẩn mực đạo đức. Nhân vật của hài kịch thường không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong với danh nghĩa bên ngoài của mình nên đã trở thành lố bịch. Cái tính cách trong hài kịch thường được mô tả một cách đậm nét, cận cảnh và ở trạng thái tĩnh, nhất là những nét gây cười. Phạm vi phản ánh của hài kịch hết sức rộng lớn: từ những vấn đề chính trị xã hội đến những thói xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Trong hài kịch cũng có thể mô tả nỗi đau khổ của con người, song chỉ có thể cho phép ở một mức độ nhất định cho nỗi đau không lấn át cái cười để từ đó hài kịch chuyển thành chính kịch.

Hài kịch ra đời rất sớm, gần như đồng thời với bi kịch. A-ri-xtô-phan (khoảng 445 — 385 trước Công nguyên) nhà viết kịch Hi Lạp cổ đại được coi là "cha đẻ" của hài kịch.

Do nội dung, tính chất, cung bậc của tiếng cười, hài kịch chia thành nhiều tiểu loại khác nhau như hài kịch tính cách, hài kịch tình huống, hài kịch sinh hoạt, hài kịch trào phúng, v.v.

Cho đến nay, những tác phẩm của nhà hài kịch vĩ đại người Pháp Mô-li-e (1622 - 1673) được coi là hình thức cổ điển của thể loại hài kịch.

Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3


Cùng chủ đề:

Thuyết minh về một số thể loại văn học
Thuyết minh về một số trái cây có hương vị thơm ngon trong vườn quê
Thuyết minh về một sự vật có giá trị lịch sử và văn hoá
Thuyết minh về một thể loại văn học (thơ lục bát)
Thuyết minh về một trò chơi hoặc một món đồ chơi của thiếu nhi ( thả diều )
Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)
Thuyết minh về một điểm du lịch
Thuyết minh về một đồ dùng học tập (bút chì)
Thuyết minh về một đồ dùng trong học tập (bút bi )
Thuyết minh về một đồ vật gần gũi trong đời sống (kính đeo mắt )
Thuyết minh về ngày tết của người Kinh ở Việt Nam