Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Cao Bá Quát — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn 11 Tác giả - Tác phẩm tập 1


Tác giả Cao Bá Quát

Tìm hiểu tác giả Cao Bá Quát gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử

- Cao Bá Quát ( 1809 – 1855 ) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

- Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt.

- Khoảng tháng 6, tháng 7 âm lịch năm Giáp Dần 1854, nhiều tỉnh ở miền Bắc gặp đại hạn, lại bị nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người nhân dân hết sức cực khổ; Cao Bá Quát bèn vận động một số sĩ phu yêu nước, các thổ hào ở các vùng Quốc Oai, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn... cùng nhau tôn Lê Duy Cự làm minh chủ chống lại nhà Nguyễn.

- Cao Bá Quát làm quốc sư, họp với thổ mục Sơn Tây là Đinh Công Mỹ và Bạch Công Trân dựng cờ nổi dậy tại Mỹ Lương, thuộc vùng Sơn Tây chống lại triều đình đương thời.

- Đang trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa, do có người tố giác nên kế hoạch bị bại lộ. Trước tình thế cấp bách, Cao Bá Quát buộc phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854.

- Tuy giành được một số thắng lợi, nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung phản công thì quân khởi nghĩa liên tiếp bị thất bại.

- Ông đã mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

2. Sự nghiệp văn học

- Cao Bá Quát là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (“Thần Siêu, Thánh Quát”).

- Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát, phản ảnh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

- Ngay sau khi cuộc nổi dậy ở Mỹ Lương (tỉnh Sơn Tây) bị thất bại (1855-1856), các tác phẩm của Cao Bá Quát đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít.

- Một số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng chữ Nôm và chữ Hán.

- Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ.

- Về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng) . Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập.


Cùng chủ đề:

Tác giả Huy Cận - Ngữ Văn 11
Tác giả Nguyễn Công Trứ
Tác giả Trần Tế Xương
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Anh Thơ
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ăng - Ghen
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Cao Bá Quát
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Chu Mạnh Trinh
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hoài Thanh
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Hồ Xuân Hương