Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến — Không quảng cáo

Tóm tắt, phân tích tác giả, tác phẩm văn 11 Tác giả - Tác phẩm tập 1


Tác giả Nguyễn Khuyến

Tìm hiểu tác giả Nguyễn Khuyến gồm các nội dung tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, phong cách văn học và đóng góp cho nền văn học.

1. Tiểu sử

- Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.

- Sinh ra tại quê ngoại - xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

- Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội - làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

- Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình → Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

- Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

→ Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

- Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

b. Tầm ảnh hưởng của tác giả

- Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng.

Sơ đồ tư duy - Tác giả Nguyễn Khuyến


Cùng chủ đề:

Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nam Cao
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Ngô Thì Nhậm
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn An Ninh
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bính
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khuyến
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Trường Tộ
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phan Bội Châu
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Phan Châu Trinh
Tiểu sử, quan điểm, sự nghiệp sáng tác cùng phong cách nghệ thuật của Pu - Skin