Tính cách của cây - Peter Wohlleben
Tính cách của cây - Peter Wohlleben bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 10
Tác giả
Peter Wohlleben
- Pê – tơ Vô -lơ -lê -ben: Người Đức, sinh năm 1964, chuyên viết về các chủ đề sinh thái, tham gia nhiều hoạt động nhằm phục hồi những khu rừng cổ đại và quản lí rừng một cách bền vững
- Là tác giả của các cuốn sách gây được nhiều tiếng vang như: Đời sống bí ẩn của cây (2015), Đời sống nội tâm của loài vật (2016), Trí tuệ bí ẩn của tự nhiên (2017), Bạn có nghe tiếng cây trò chuyện (2019).
Tác phẩm
Tính cách của cây
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại: Văn bản khoa học
2. Xuất xứ: Đoạn trích “Tính cách của cây” được in trong cuốn sách “Đời sống bí ẩn của cây”
3. Phương thức biểu đạt: Tự sự + Miêu tả
4. Tóm tắt:
- Văn bản đưa ra thông tin về đặc điểm của những cái cây khi vào mùa chuyển lá, thông qua việc quan sát, miêu tả ba cây sồi và nhân hóa chúng như những con người với những đặc điểm hành vi khác nhau.
5. Bố cục:
Đoạn 1: Từ đầu đến “hành vi khác nhau”: Giới thiệu chung về ba cây sồi.
Đoạn 2: Còn lại: Tính cách khác biệt của cây
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Xác định thông tin chính của văn bản.
- Văn bản đưa ra thông tin về những cây sồi khi vào mùa chuyển lá: đặc điểm trước khi chuyển, thời điểm chuyển mùa, quá trình cành gãy để mọc lên cây mới.
2. Tìm hiểu điểm nhìn của tác giả khi quan sát và phân tích tính cách của cây.
- Tác giả quan sát và phân tích cây như quan sát và phân tích những con người. Tác giả quan sát cây chủ yếu trong mùa thu, trước và trong khi chuyển màu lá. Ba cây sồi mà tác giả quan sát đểu nằm gần nhau, chịu chung một điều kiện tự nhiên.
3. Đánh giá ý nghĩa của yếu tố miêu tả được sử dụng trong văn bản.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản giúp người đọc hình dung rõ ràng, cụ thể về từng đặc điểm của cây sồi, từ màu sắc đến trạng thái, từ quá trình chuyển màu đến lúc cành gãy để mọc lên những cây mới. Văn bản không đưa ra thông tin khô cứng, mà miêu tả sống động quá trình diễn ra hiện tượng.
4. Rút ra được thông điệp của văn bản và bài học ứng xử cần thiết đối với cây cối.
- Thông điệp: Những cái cây cũng có đời sống của riêng nó, và nếu con người chăm chú để ý, có thể quan sát rất nhiều điều thú vị từ thiên nhiên.
5. Giá trị nội dung
- Văn bản đưa ra thông tin về những cây sồi khi vào mùa chuyển lá: đặc điểm trước khi chuyển, thời điểm chuyển mùa, quá trình cành gãy để mọc lên cây mới.
- Khẳng định cây cối cũng có những tính cách riêng khác như con người.
6. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tả cảnh đặc sắc.
- Các yếu tố miêu tả được sử dụng điêu luyện, nhuần nhuyễn