Toán lớp 3 trang 77 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán lớp 3, giải bài tập SGK toán lớp 3 chân trời sáng tạo Chủ đề 2: Phép nhân, phép chia trong phạm vi 1 000 SGK


Toán lớp 3 trang 77 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Chân trời sáng tạo

Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Giải thích tại sao N là trung điểm của ST

Thực hành

Bài 1

Quan sát hình vẽ bên.

a, Nêu ba điểm thẳng hàng. Trong ba điểm vừa nêu, điểm nào là điểm ở giữa hai điểm còn lại?

b, D có là trung điểm của đoạn thẳng CE không?

G có là trung điểm của đoạn thẳng HE không?

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a, C, D, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm D ở giữa hai điểm điểm C và điểm E.

H, G, E là 3 điểm thẳng hàng. Điểm G là điểm ở giữa hai điểm H và E.

H, L, K là 3 điểm thẳng hàng. Điểm L là điểm ở giữa hai điểm H và K.

b, D là trung điểm của CE vì D là điểm ở giữa hai điểm C và E và  DC = DE.

G không là trung điểm của đoạn thẳng HE vì GE > GH

Bài 2

a, Dưới đây là cách xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

Giải thích tại sao N là trung điểm của đoạn thẳng ST.

b, Vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm.

Xác định trung điểm M của đoạn thẳng AB.

Phương pháp giải:

a, Để N là trung điểm của ST ta cần chỉ ra N là điểm ở giữa hai điểm S và T ; NS = NT

b, Lấy thước thẳng vẽ đoạn thẳng AB dài 10 cm rồi xác định trung điểm M.

Lời giải chi tiết:

a, Ta có N là điểm ở giữa hai điểm S , T và  NS = NT = 3 cm

Vậy N là trung điểm của đoạn thẳng ST.

b, Vẽ đoạn thẳng AB = 10 cm.

Trên đoạn thẳng AB ta lấy điểm M sao cho MA = MB = 5 cm.

Luyện tập

Bài 1

Câu nào đúng, câu nào sai?

a, O là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b, M là trung điểm của đoạn thẳng CD.

c, K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.

d, K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì O là điểm ở giữa hai điểm A, B và OA = OB = 2 cm.

- M không là trung điểm của đoạn thẳng CD vì M không ở giữa hai điểm C và D.

- K không là trung điểm của đoạn thẳng PQ vì KQ > KP (3 cm > 2 cm)

Vậy các câu đúng là a, c

Các câu sai là b, d

Bài 2

Xác định vị trí các lều dưới đây.

a) Vị trí các lều

theo thứ tự là trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB.

b, Lều ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh, xác định trung điểm của các đoạn thẳng AD, BC, DC, AB, SU rồi xác định vị trí các lều.

Lời giải chi tiết:

a) Lều màu nâu là trung điểm của đoạn thẳng AD nên lều màu nâu ở vị trí điểm V.

Lều màu cam là trung điểm của đoạn thẳng BC nên lều màu cam ở vị trí điểm T.

Lều màu vàng là trung điểm của đoạn thẳng DC nên lều màu vàng ở vị trí điểm U.

Lều màu hồng là trung điểm của đoạn thẳng AB nên lều màu hồng ở vị trí điểm S.

b) Lều màu đỏ ở vị trí trung điểm của đoạn thẳng SU nên trùng với điểm O.


Cùng chủ đề:

Toán lớp 3 trang 72 - Diện tích hình chữ nhật - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 73 - Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 74 - Diện tích hình vuông - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 75 - Tiền Việt Nam - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 76 - So sánh số lớn gấp mấy lần số bé - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 77 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 78 - Ôn tập các số trong phạm vi 100 000 - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 79 - Hình tròn - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 80 - Ôn tập các phép tính - SGK chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 81 - Nhiệt độ. Đo nhiệt độ - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 3 trang 82 - Em làm được những gì - SGK Chân trời sáng tạo