Toán lớp 3 trang 86 - Tiền Việt Nam - SGK Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán lớp 3, giải bài tập SGK toán lớp 3 kết nối tri thức Chủ đề 13: Xem đồng hồ. Tháng - Năm. Tiền Việt Nam SGK


Toán lớp 3 trang 86 - Tiền Việt Nam - SGK Kết nối tri thức

Chú lợn nào đựng nhiều tiền nhất? Mẹ đi chợ mua chanh hết 3 000 đồng và mua hành hết 2 000 đồng.

Hoạt động

Bài 1

Chú lợn nào đựng nhiều tiền nhất?

Phương pháp giải:

Tính tổng số tiền trong mỗi chú lợn rồi tìm ra chú lớn đựng nhiều tiền nhất.

Lời giải chi tiết:

- Chú lợn hồng đựng 50 000 đồng. (Vì 10 000 + 20 000 + 20 000 = 50 000)

- Chú lợn xanh đựng 100 000 đồng

- Chú lợn tím đựng 50 000 đồng.

Vậy chú lợn xanh đựng nhiều tiền nhất.

Bài 2

Mẹ đi chợ mua chanh hết 3 000 đồng và mua hành hết 2 000 đồng. Mẹ đưa cho cô bán hàng 10 000 đồng. Chọn những cách cô bán hàng có thể trả lại tiền thừa cho mẹ.

Phương pháp giải:

Bước 1: Tìm số tiền mẹ đã tiêu (tổng giá tiền mua chanh và hành).

Bước 2: Tìm số tiền cô bán hàng trả lại mẹ ta lấy 10 000 đồng trừ đi số tiền mẹ đã tiêu.

Bước 3: Tìm trong tranh những cách cô bán hàng có thể trả lại tiền thừa cho mẹ.

Lời giải chi tiết:

Số tiền mẹ đã tiêu là 3 000 + 2 000 = 5 000 đồng

Số tiền cô bán hàng trả lại mẹ là 10 000 – 5 000 = 5 000 đồng - Quan sát tranh ta có

+ A: 5 000 đồng.

+ B: 1 000 đồng + 2 000 đồng + 2 000 đồng = 5 000 đồng.

+ C: 2 000 đồng + 2 000 đồng + 2 000 đồng = 6 000 đồng.

Vậy cô bán hàng có thể dùng cách A hoặc B trả lại tiền thừa cho mẹ.

Bài 3

Khi mua mỗi món hàng dưới đây, ta cần trả một tờ tiền có trong hình bên. Em hãy tìm giá tiền của mỗi món hàng, biết:

- Giá tiền của bóng đèn thấp nhất;

- Giá tiền của quyển sách cao nhất;

- Giá tiền của rô-bốt cao hơn giá tiền của cái lược.

Phương pháp giải:

So sánh giá tiền của các đồ vật rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ta có 10 000 < 20 000 < 50 000 < 100 000 - Giá tiền của bóng đèn thấp nhất vậy bóng đèn có giá tiền là 10 000 đồng.

- Giá tiền của quyển sách cao nhất vậy quyển sách có giá tiền là 100 000 đồng.

- Giá tiền của rô-bốt cao hơn giá tiền của cái lược vậy rô-bốt có giá tiền là 50 000 đồng.

- Giá tiền của cái lược là 20 000 đồng.

Luyện tập

Bài 1

Tìm giá tiền của từng loại: bắp ngô, cà rốt, dưa chuột.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh rồi tính giá tiền từng loại.

Lời giải chi tiết:

Quan sát tranh ta thấy:

- Bắp ngô giá 5 000 đồng.

- Bắp ngô và cà rốt giá 8 000 đồng.

Vậy cà rốt có giá là 8 000 đồng – 5 000 đồng = 3 000 đồng.

- Bắp ngô, cà rốt và dưa chuột giá 10 000 đồng.

Vậy dưa chuột có giá là 10 000 đồng – 8 nghìn đồng = 2 000 đồng.

Bài 2

Số?

Vào đầu vụ ngô, mẹ Lan mua 1 bắp ngô giá 5 000 đồng. Giữa vụ, với 5 000 đồng, mẹ Lan mua được 2 bắp ngô.

a) Giữa vụ, giá tiền 1 bắp ngô là ? đồng.

b) Giá tiền 1 bắp ngô ở đầu vụ nhiều hơn giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ là ? đồng.

Phương pháp giải:

a) Giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ = Giá tiền 2 bắp ngô : 2

b) Muốn tính giá tiền 1 bắp ngô ở đầu vụ nhiều hơn giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ thì ta lấy giá tiền 1 bắp ngô đầu vụ trừ đi giá tiền 1 bắp ngô giữa vụ.

Lời giải chi tiết:

a) Giữa vụ, giá tiền 1 bắp ngô là 5 000 đồng : 2 = 2 500 đồng.

b) Giá tiền 1 bắp ngô ở đầu vụ nhiều hơn giá tiền 1 bắp ngô ở giữa vụ là 5 000 đồng – 2 500 đồng = 2 500 đồng.

Bài 3

Trong hội chợ do nhà trường tổ chức, Nam và Mai làm nước chanh để bán lấy tiền ủng hộ quỹ từ thiện. Dưới đây là số tiền để mua những nguyên liệu làm nước chanh của các bạn ấy.

a) Hỏi Nam và Mai cần bao nhiêu tiền để mua số nguyên liệu trên?

b) Nam và Mai bán nước chanh được 80 000 đồng. Hỏi sau khi trừ đi tiền mua nguyên liệu, hai bạn còn bao nhiêu tiền?

Phương pháp giải:

a) Tìm số tiền mà Nam và Mai dùng để mua nguyên liệu.

b) Tìm số tiền sau khi trừ đi tiền mua nguyên liệu.

Lời giải chi tiết:

a) Nam và Mai cần số tiền để mua nguyên liệu là

20 000 + 14 000 + 10 000 = 44 000 (đồng)

b) Sau khi trừ đi tiền mua nguyên liệu, hai bạn còn lại số tiền là:

80 000 – 44 000 = 36 000 (đồng)

Đáp số: a) 44 000 đồng

b) 36 000 đồng

Bài 4

Số?

Phương pháp giải:

Lấy số lượng tờ tiền thích hợp sao cho tổng giá trị của các tờ tiền bằng số cho trước.

Lời giải chi tiết:


Cùng chủ đề:

Toán lớp 3 trang 79 - Giảm một số đi một số lần - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 81 - Thực hành xem đồng hồ, xem lịch - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 82 - Bài toán giải bằng hai bước tính - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 83 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 85 - Mi - Li - Mét - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 86 - Tiền Việt Nam - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 87 - Gam - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 88 - Luyện tập chung - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 89 - Mi - Li - Lít - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 91 - Nhiệt độ. Đơn vị đo nhiệt độ - SGK Kết nối tri thức
Toán lớp 3 trang 93 - Thực hành và trải nghiệm với các đơn vị Mi - Li - Mét, gam, mi - Li - Lít, độ C - SGK Kết nối tri thức