Toán lớp 4 trang 102 - Bài 88: Ôn tập cuối học kì 1(tiếp theo) - SGK Bình Minh
Tính giá trị của biểu thức: Chọn câu trả lời đúng: Khối lớp Bốn của Trường Tiểu học Thanh Xuân có 3 lớp, các lớp có số học sinh nữ lần lượt là 16,20 và 21 em
Câu 1
Tính nhẩm:
Phương pháp giải:
- Khi nhân một số với 10, 100, 1000, ... ta chỉ cần viết thêm một, hai, ba, ... chữ số 0 vào bên phải số đó.
- Khi chia một số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 10, 100, 1 000, ... ta bớt đi 1, 2, 3, ... chữ số 0 ở tận cùng số đó.
Lời giải chi tiết:
1 232 x 10 = 12 320
2 870 x 100 = 287 000
45 000 : 90 = 500
53 000 : 100 = 530
50 x 800 = 40 000
27 x 11 = 297
Câu 2
<, >, = ?
Phương pháp giải:
- Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- Nếu hai số có cùng số chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Câu 3
Tính giá trị của biểu thức:
Phương pháp giải:
Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của biểu thức.
Lời giải chi tiết:
Nếu a = 28 thì 25 800 : (32 + a) = 25 800 : (32 + 28) = 25 800 : 60 = 430
Câu 4
Chọn câu trả lời đúng:
Khối lớp Bốn của Trường Tiểu học Thanh Xuân có 3 lớp, các lớp có số học sinh nữ lần lượt là 16,20 và 21 em. Hỏi trung bình mỗi lớp của khối lớp Bốn có bao nhiêu học sinh nữ?
A. 16 học sinh nữ
B. 18 học sinh nữ
C. 19 học sinh nữ
D. 20 học sinh nữ
Phương pháp giải:
Số học sinh nữ trung bình của mỗi lớp = tổng số học sinh nữ của 3 lớp : 3
Lời giải chi tiết:
Trung bình mỗi lớp của khối lớp Bốn có số học sinh nữ là:
(16 + 20 + 21) : 3 = 19 (học sinh nữ)
Chọn C
Câu 5
Số?
Hình bên có:
a) …… góc vuông
b) …… góc nhọn
c) …… góc tù
d) …… góc bẹt
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất của góc để trả lời câu hỏi:
- Góc nhọn bé hơn góc vuông
- Góc tù lớn hơn góc vuông
- Góc bẹt bằng hai góc vuông
Lời giải chi tiết:
Hình bên có:
a) 4 góc vuông
b) 3 góc nhọn
c) 1 góc tù
d) 1 góc bẹt