Toán lớp 4 trang 125 - Bài 36: Ôn tập đo lường - SGK Kết nối tri thức
Con bê cân nặng 1 tạ 40 kg. Con bò nặng hơn con bê là 220 kg .... Em hãy dùng thước đo góc để đo rồi viết số đo các góc đỉnh B
Luyện tập 1 Câu 1
Số?
Phương pháp giải:
Dựa vào các cách đổi:
1 yến = 10 kg
1 tấn = 10 tạ = 100 yến = 1 000 kg
1 tạ = 10 yến = 100 kg
Lời giải chi tiết:
a) 1 yến = 10 kg
1 tạ = 10 yến = 100 kg
1 tấn = 10 tạ = 1 000 kg
10 kg = 1 yến
100 kg = 1 tạ
1000 kg = 1 tấn
b) 2 tạ = 200 kg
4tấn = 40 tạ = 4 000 kg
3 tạ 60 kg = 360 kg
1 tấn 7 tạ = 17 tạ
Luyện tập 1 Câu 2
Số?
Phương pháp giải:
Thực hiện tính như các phép tính đối với số tự nhiên rồi viết số thích hợp vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
a) 5 yến + 7 yến = 12 yến
43 tấn – 25 tấn = 18 tấn
b) 3 tạ x 5 = 15 tạ
15 tạ : 3 = 5 tạ
15 tạ : 5 = 3 tạ
Luyện tập 1 Câu 3
>, <, = ?
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
1 kg = 1 000 g ; 1 tạ = 100 kg
1 yến = 10 kg ; 1 tấn = 1 000 kg
Lời giải chi tiết:
a) 3 kg 250 g = 3 250 g
b) Đổi: 5 tạ 4 yến = 540 kg. Mà 540 kg > 538 kg
Vậy 5 tạ 4 yến > 538 kg
c) Đổi 2 tấn 2 tạ = 2200 kg. Mà 2 200 kg < 2 220 kg
Vậy 2 tấn 2 tạ < 2 220 kg
Luyện tập 1 Câu 4
a) Con bê cân nặng 1 tạ 40 kg. Con bò nặng hơn con bê là 220 kg. Hỏi con bò và con bê nặng tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?
b) Một con voi nặng gấp đôi tổng số cân nặng của con bò và con bê (ở câu a). Hỏi con voi cân nặng mấy tấn?
Phương pháp giải:
a) - Đổi cân nặng của con bê sang đơn vị kg
- Tìm cân nặng của con bò = cân nặng con bê + 220 kg
- Tính tổng cân nặng của con bê và con bò
b) Cân nặng của con voi = Tổng cân nặng của con bò và con bê x 2
Lời giải chi tiết:
a) Đổi 1 tạ 40 kg = 140 kg
Con bò có số cân nặng là:
140 + 220 = 360 (kg)
Con bò và con bê có số cân nặng là:
360 + 140 = 500 (kg)
b) Con voi có số cân nặng là:
500 x 2 = 1 000 (kg) = 1 tấn
Đáp số: a) 500 kg
b) 1 tấn
Luyện tập 2 Câu 1
Số?
Phương pháp giải:
Dựa vào cách đổi:
1 cm 2 = 100mm 2 ; 1dm 2 = 100cm 2
1m 2 = 100 dm 2 = 10 000 cm 2
1 phút = 60 giây; 1 thế kỉ = 100 năm
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Câu 2
Số?
Phương pháp giải:
Thực hiện tính như các phép tính đối với số tự nhiên rồi điền số thích hợp vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Luyện tập 2 Câu 3
>, <, = ?
Phương pháp giải:
Áp dụng cách đổi:
1 cm 2 = 100 mm 2 ; 1dm 2 = 100 cm 2 ; 1 m 2 = 100 dm 2
Lời giải chi tiết:
a) 2cm 2 50 mm 2 = 250 mm 2
b) Đổi: 3 dm 2 90 cm 2 = 390 cm 2 ; 4 dm 2 = 400 cm 2
Mà 390 cm 2 < 400 cm 2
Vậy 3 dm 2 90 cm 2 < 4 dm 2
c) 2m 2 5 dm 2 = 205 dm 2 . Mà 205 dm 2 < 250 dm 2
Vậy 2m 2 5 dm 2 < 250 dm 2
Luyện tập 2 Câu 4
Em hãy dùng thước đo góc để đo rồi viết số đo các góc đỉnh B; cạnh BA, BM và góc đỉnh M; cạnh MA, MC.
Phương pháp giải:
Dùng thước đo để đo góc đỉnh B và góc đỉnh M
Lời giải chi tiết:
Góc đỉnh B; cạnh BA, BM có số đo là 60 o
Góc đỉnh M; cạnh MA, MC có số đo là 120 o
Luyện tập 2 Câu 5
Mảnh đất trồng rau hình chữ nhật có chiều dài 15 m, chiều dài hơn chiều rộng 6 m. Tình diện tích của mảnh đất đó.
Phương pháp giải:
Bước 1: Chiều rộng hình chữ nhật = chiều dài – 6 m
Bước 2: Diện tích mảnh đất = chiều dài x chiều rộng (cùng đơn vị đo).
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Mảnh đất hình chữ nhật
Chiều dài:15 m
Chiều dài hơn chiều rộng: 6 m
Diện tích: ? m 2
Bài giải
Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:
15 – 6 = 9 (m)
Diện tích của mảnh đất đó là:
15 x 9 = 135 (m 2 )
Đáp số: 135 m 2