Toán lớp 4 trang 72 - Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính - SGK Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán lớp 4, giải bài tập SGK toán lớp 4 chân trời sáng tạo Chủ đề 4. Phân số SGK Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo


Toán lớp 4 trang 72 - Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính - SGK Chân trời sáng tạo

Cho biết dân số của khu vực Đông Nam Á năm 2020 là:Câu nào đúng, câu nào sai? a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.

Câu 1

Làm theo mẫu:

Phương pháp giải:

- Đọc số hoặc viết số: Ta tách số thành từng lớp. Dựa vào cách đọc hoặc viết số có tới ba chữ số để đọc hoặc viết lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn đến lớp đơn vị.

- Xác định giá trị của mỗi chữ số rồi viết số đã cho thành tổng

Lời giải chi tiết:

Câu 2

Cho biết dân số của khu vực Đông Nam Á năm 2020 là:

668 619 840 người.

a) Đọc số dân của khu vực Đông Nam Á năm 2020.

b) Trong số 668 619 840:

Lớp triệu gồm các chữ số nào?

Chữ số 4 thuộc hàng nào, lớp nào?

Các chữ số 8 kể từ trái sang phải, lần lượt có giá trị là bao nhiêu?

c) Làm tròn số dân của khu vực Đông Nam Á năm 2020 đến hàng nghìn.

Phương pháp giải:

a) Đọc số: Ta tách số thành từng lớp. Dựa vào cách đọc số có tới ba chữ số để đọc và đọc lần lượt từ lớp triệu, lớp nghìn đến lớp đơn vị.

b) Xác định hàng, lớp, giá trị của các chữ số theo yêu cầu đề bài

c) Làm tròn số đến hàng nghìn: Nếu chữ số hàng trăm là 1, 2, 3, 4 thì giữ nguyên chữ số hàng nghìn; Nếu chữ số hàng trăm là 5, 6, 7, 8, 9 thì thêm 1 vào chữ số hàng nghìn. Sau khi làm tròn thì chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị là 0.

Lời giải chi tiết:

a) 668 619 840 đọc là: Sáu trăm sáu mươi tám triệu sáu trăm mười chín nghìn tám trăm bốn mươi

b) Lớp triệu gồm các chữ số 6 ; 6 ; 8

Chữ số 4 thuộc hàng chục, lớp đơn vị

Các chữ số 8 kể từ trái sang phải, lần lượt có giá trị là 8 000 000 ; 800

c) Làm tròn số dân của khu vực Đông Nam Á năm 2020 đến hàng nghìn ta được số 668 620 000

Câu 3

Câu nào đúng, câu nào sai?

a) Trong dãy số tự nhiên, hai số liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị.

b) 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.

c) 90 ; 100 ; 110 là ba số tròn trăm liên tiếp.

Phương pháp giải:

Đọc rồi xác định tính đúng, sai của mỗi câu

Lời giải chi tiết:

a) Đúng

b) Đúng

c) Sai vì 90, 110 là số tròn chục

Vui học

Tìm cà rốt giúp thỏ con.

Phương pháp giải:

- Đi theo các nhóm ba số tự nhiên liên tiếp, ba số chẵn liên tiếp hoặc ba số lẻ liên tiếp trong hình:

+ Hai số tự nhiên liên tiếp nhau hơn (hoặc kém) nhau 1 đơn vị

+ Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

+ Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.

Lời giải chi tiết:

Thử thách

Bạn Hà dùng $\frac{1}{2}$ số vở của mình để tặng bạn. Hỏi:

a) Số vở của Hà có thể là số chẵn hay số lẻ ? Vì sao?

b) Số vở Hà tặng bạn có thể là số chẵn hay số lẻ ? Vì sao?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức số tự nhiên để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Hà dùng $\frac{1}{2}$ số vở của mình để tặng bạn nên số vở của Hà chia hết cho 2.

Vậy Số vở của Hà là số chẵn.

b) Số vở Hà tặng bạn có thể là số chẵn hay số lẻ.

Câu 4

Quan sát bảng sau.

a) Trong bốn thành phố, thành phố nào nhiều dân nhất, thành phố nào ít dân nhất?

b) Kể tên bốn thành phố theo thứ tự từ nhiều dân đến ít dân.

Phương pháp giải:

So sánh số dân của bốn thành phố để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a) Ta có 351 457 < 1 134 310 < 8 053 663 < 8 993 082

Vậy trong bốn thành phố, thành phố Hồ Chí Minh nhiều dân nhất, thành phố Huế ít dân nhất.

b) Tên bốn thành phố theo thứ tự từ nhiều dân đến ít dân là: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế.

Câu 5

a) Có bao nhiêu số tự nhiên có một chữ số ? Có hai chữ số?

b) Dùng cả năm chữ số 2 ; 5 ; 3 ; 0 ; 7 để viết:

- Số tự nhiên lớn nhất có năm chữ số.

- Số tự nhiên bé nhất có năm chữ số.

Phương pháp giải:

a) Số số hạng = (số cuối – số đầu) : khoảng cách + 1

b) Viết số tự nhiên lớn nhất và bé nhất từ 5 chữ số đã cho

Lời giải chi tiết:

a) Các số tự nhiên có một chữ số là: 0 , 1 , 2 , 3 , 4, 5, 6, 7 ,8, 9

Vậy có 10 số tự nhiên có một chữ số.

Các số tự nhiên có hai chữ số là: 10 , 11 , 12 , …., 99

Số các số tự nhiên có hai chữ số là (99 – 10) : 1 + 1 = 90 (số)

b) Từ năm chữ số 2 ; 5 ; 3 ; 0 ; 7 ta lập được:

- Số tự nhiên lớn nhất có năm chữ số là: 75 320

- Số tự nhiên bé nhất có năm chữ số là: 20 357

Câu 6

Thay ? bằng chữ thích hợp.

b) Chọn kết quả thích hợp với mỗi phép tính.

Phương pháp giải:

a) Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép công và phép nhân để điền chữ thích hợp

b) Chọn kết quả thích hợp với mỗi phép tính.

Lời giải chi tiết:

b) a + 0 = a

a – 0 = a

a – a = 0

a x 1 = a

a : 1 = a

a : a = 1 (a khác 0)

a x 0 = 0

0 : a = 0 (a khác 0)

Câu 7

Tính.

a) 47 000 + 8 000 + 3 000

250 000 – 5 x 10 000

20 x 3 x 5 x 7

b) (3 075 – 75) : 3

8 x (700 + 300)

92 x 753 – 82 x 753

Phương pháp giải:

- Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng và phép nhân để nhóm các số có tổng hoặc tích là số tròn trăm, tròn chục nghìn.

- Với biểu thức có chứa dấu ngoặc ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.

- Áp dụng công thức: a x b – a x c = a x (b – c)

Lời giải chi tiết:

a) 47 000 + 8 000 + 3 000 = (47 000 + 3 000) + 8 000

= 50 000 + 8 000

= 58 000

250 000 – 5 x 10 000 = 250 000 – 50 000

= 200 000

20 x 3 x 5 x 7 = (3 x 7) x (20 x 5)

= 21 x 100

= 2 100

b) (3 075 – 75) : 3 = 3 000 : 3

= 1 000

8 x (700 + 300) = 8 x 1 000

= 8 000

92 x 753 – 82 x 753 = 753 x (92 – 82)

= 753 x 10

= 7 530

Câu 8

Đặt tính rồi tính.

a) 25 432 + 1 938

b) 78 509 – 39 462

c) 714 x 53

d) 13 498 : 32

Phương pháp giải:

- Đặt tính

- Cộng, trừ, nhân lần lượt từ phải sang trái

- Chia lần lượt từ trái sang phải

Lời giải chi tiết:

Câu 9

Tính giá trị của các biểu thức.

a) 205 730 – 531 x 62

b) 7 368 : 24 x 84

c) 92 456 x (170 : 34 – 5)

Phương pháp giải:

a) Với biểu thức có chứa phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép tính nhân, chia trước, thực hiện phép tính cộng, trừ sau.

b) Với biểu thức chỉ chứa phép tính nhân, chia ta thực hiện từ trái sang phải

c) Với biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện trong ngoặc trước.

Lời giải chi tiết:

a) 205 730 – 531 x 62 = 205 730 – 32 922

= 172 808

b) 7 368 : 24 x 84 = 307 x 84

= 25 788

c) 92 456 x (170 : 34 – 5) = 92 456 x (5 – 5)

= 92 456 x 0 = 0

Câu 10

Số?

a) …… - 948 = 6 142

b) 162 : ……. = 27

c) 36 815 - …… = 0

Phương pháp giải:

a) Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ

b) Muốn tìm số chia ta lấy thương nhân với số chia

c) Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu

Lời giải chi tiết:

a) …… - 948 = 6 142

6 142 + 948 = 7 090

Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 7 090

b) 162 : ……. = 27

162 : 27 = 6

Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 6

c) 36 815 - …… = 0

36 815 – 0 = 36 815

Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 36 815

Câu 11

Nhà trường tổ chức cho học sinh khối lớp 4 đi du lịch bằng tàu hỏa. Các bạn ngồi trên các toa tàu được thiết kế có 2 dãy ghế, mỗi dãy ghế gồm 16 hàng ghế, mỗi hàng ghế có 2 chỗ ngồi. Hỏi cần ít nhất bao nhiêu toa tàu như thế để chở hết 175 học sinh khối lớp 4?

Phương pháp giải:

- Tìm số chỗ ngồi trên mỗi toa tàu = số chỗ ngồi trên mỗi hàng ghế x số hàng ghế ở mỗi dãy x số dãy ghế

- Lấy số học sinh của khối 4 chia cho số vừa tìm được

Lời giải chi tiết:

Số chỗ ngồi trên mỗi toa tàu là:

2 x 16 x 2 = 64 (chỗ ngồi)

Ta có 175 : 64 = 2 (dư 47)

Nếu dùng hai toa tàu thì còn dư 47 học sinh.

Vậy cần ít nhất 3 toa tàu như thế để chở hết 175 học sinh khối lớp 4.

Thử thách

Hãy cho biết trong hình dưới đây có bao nhiêu tiền?

Với số tiền trên có thể mua được một chiếc xe đạp và một cái mũ bảo hiểm nào dưới đây?

Phương pháp giải:

Tính tổng số tiền có trong hình vẽ để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong hình có số tiền là:

500 000 + 200 000 + 100 000 + 50 000 x 3 + 20 000 + 10 000 x 3 = 1 000 000 (đồng)

Với số tiền trên có thể mua được:

- Chiếc xe đạp có giá 849 000 đồng và cái mũ bảo hiểm có giá 129 000 đồng.

- Chiếc xe đạp có giá 749 000 đồng và cái mũ bảo hiểm có giá 129 000 đồng.

- Chiếc xe đạp có giá 749 000 đồng và cái mũ bảo hiểm có giá 217 000 đồng.

Khám phá

Số?

Cá mặt trăng sống ở đại dương. Cá mặt trăng có thể dài tới 330 cm và nặng gần 2 tấn. Biết rằng số trứng cá cái đẻ mỗi lần gấp 3 lần số bé nhất trong các số tròn trăm triệu. Cá cái mỗi lần đẻ khoảng ....... trứng.

Phương pháp giải:

- Xác định số tròn trăm triệu bé nhất

- Số trứng cá cái đẻ mỗi lần = số tròn trăm triệu bé nhất x 3

Lời giải chi tiết:

Số bé nhất trong các số tròn trăm triệu 100 000 000.

Cá cái mỗi lần đẻ khoảng: 100 000 000 x 3 = 300 000 000 (trứng)

Vậy số cần điền vào chỗ chấm là 300 000 000


Cùng chủ đề:

Toán lớp 4 trang 68 - Bài 76: Tìm phân số của một số - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 70 - Bài 30: Đo góc - Góc nhọn, góc tù, góc bẹt - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 70 - Bài 77: Em làm được những gì - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 71 - Bài 31: Hai đường thẳng vuông góc - SGK chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 72 - Bài 32: Hai đường thẳng song song - SGK chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 72 - Bài 78: Ôn tập số tự nhiên và các phép tính - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 74 - Bài 33: Em làm được những gì - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 76 - Bài 34: Giây - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 76 - Bài 78: Ôn tập phân số và các phép tính - SGK chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 78 - Bài 35: Thế kỉ - SGK Chân trời sáng tạo
Toán lớp 4 trang 78 - Bài 78: Ôn tập hình học và đo lường - SGK Chân trời sáng tạo