TÔI VÀ CHÚNG TA (Trích" Cảnh ba") — Không quảng cáo

Soạn văn 9 tất cả các bài, Ngữ văn 9 , tổng hợp văn mẫu hay nhất


TÔI VÀ CHÚNG TA (Trích" Cảnh ba")

Giới thiệu một vài nét về Lưu Quang Vũ, về vở kịch “Tôi và chúng ta".

TÔI VÀ CHÚNG TA (Trích Cảnh ba) I.Giới thiệu một vài nét về Lưu Quang Vũ, về vở kịch “Tôi và chúng ta". Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài năng. Bài thơ "Tiếng Việt” của ông được nhiều người thuộc và yêu thích. Ông để lại khoảng 50 vở kịch, phần lớn đã được dàn dựng thể hiện một bút pháp nghệ thuật sắc sảo, nhạy bén đề cập đến hàng loạt vấn đề nóng bỏng của thời kì đổi mới những năm 80 của thế kỉ XX trên đất nước ta. Vấn đề mới mẻ, xung dột dữ dội, tình huống kịch căng thẳng, lôi cuốn, lời thọai sắc sảo... là những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật trong kịch của Lưu Quang Vũ. Vở kịch “tôi và chúng ta" có chín cảnh, đoạn trích này là cảnh ba phản ảnh hiệp đầu giao phong giữa hai phái mới và cũ, tiến bộ và bảo thù tại xí nghiệp Thắng Lợi. Vở kịch "Tôi và chúng ta” được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1984 nhưng dến năm 1986 mới dược dàn dựng và ra mắt khán giả. II.Cảm nhận của em về cảnh 3 trích trong vở kịch "Tôi và chúng ta" cúa Lưu Quang Vũ. Đổi mới tư duy trong làm ăn là một cái khó đâu dễ vượt qua? Lề thói cũ, cơ chế cũ, con người cũ là những lực cản ghê gớm trong bước phát triển đi lên của xã hội và đất nước. Ấn tượng sâu sắc ấy đã để lại trong tâm trí chúng ta khi đọc Cảnh 3 vờ kịch “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Hoàng Việt - Giám đốc và Nguyễn Chính - Phó giám đốc là hai đối thủ trong cuộc xung đột giữa hai phái mới và cũ này. Nguyễn Chính cho rằng muốn sản xuất thì phải theo đúng kế họach "cấp trên ”, tuyển công nhân phải theo chí tiêu biên chế, bà Trưởng phòng tài vụ cho biết "không có quỹ lương cho thợ hợp đồng ”, muốn mua sắm nguyên liệu, vật tư "phải làm đúng những quy định Giám đốc Hoàng Việt tuyên bố: chúng ta phải chủ động đặt ra kế họach, phải tuyển thêm thợ hợp đồng, mức sản xuất của xí nghiệp sẽ tăng lên năm lẩn, lương mỗi công nhân sẽ tăng bốn lần. Phải dừng việc xây nhà khách để trả lương công nhân trong hai tháng, sau đó sẽ hoàn lại. Công nhân sẽ không phải lo “bện thừng gia công kiếm thêm nữa. Muốn tăng sản xuất thì phải đầu tư, trước tiên là con người, để chấm dứt tình trạng vô lí, bất công: "người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát đều hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vị nể hơn những người đã vất vả cống hiến .Những chức vô tích sự như chức Quản đốc Trương thì sẽ được bố trí làm nhiệm vụ khác, bởi lẽ: "Không có chức vụ nào quan trọng cả. Chỉ có hiệu quả công việc là quan trọng”. Ai làm được nhiều sản phẩm sẽ được hưởng lương cao, ai làm tồi sẽ bị phạt bằng tiền. Muốn phát triển sản xuất thì cần mua thêm máy móc, nhiên liệu, nguyên liệu, phải sửa chữa các máy móc hỏng. Phải dùng séc, tiền mặt để mua sắm. Giám đốc lệnh cho phòng tài vụ phải cấp tiền cho tổ sửa chữa mua sắm và khẳng định: "Tôi chịu trách nhiệm". Nhưng bà Trưởng phòng tài vụ không chịu chi. Phó giám đốc Nguyễn Chính đã phê phán Giám đốc: "Đồng chí bất chấp các quy định nghiêm ngặt của cả một hệ thông các cơ quan tài chính, ngân hàng, lao động, vật tư... Phải bảo thủ Nguyễn Chính chống trả rất quyết liệt. Có lúc là băng nguyên tắc, nghị quyết Đảng uỷ, có khi lại lên giọng đạo đức ân tình: "Cái cơ chế mà đồng chí mạt sát ấy tồn tại bền vững mấy chục năm nay. Nhờ nó mà chúng ta hôm nay có chủ nghĩa xã hội như ngày hôm nay, hạt gạo đồng chí ăn, cái áo đồng chi mặc và cả chính con người đổng chí nữa đã được rèn luyện và trưởng thành trong cơ chế ấy. Đừng vội phủ nhận". Quan điểm của Hoàng Việt rất mới mẻ tiến bộ, rất biện chứng. Anh đã chi cho Nguyễn Chính và phe bảo thủ biết: "Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ... Qua đó, ta thấy tư tưởng bảo thủ, cơ chế bao cấp quan liêu đã bị tư tưởng đổi mới giáng cho những đòn mạnh mẽ, quyết liệt. Nhưng thế lực bảo thủ đâu đã chịu đầu hàng. Nguyễn Chính, một kẻ vô cùng xảo quyệt "từng đánh đổ bốn đời giám đốc”. Hắn thuộc loại người nham hiểm, ghê gớm. "loại người nếu bất tay mình, mình phải xem lại tay kia còn đủ năm ngón không?", vả lại sau lưng hắn vẫn còn có bao thế lực, đó là Trần Khắc, đại diện Ban thanh tra của Bộ! Thật đáng buồn cho một cơ chế bao cấp bảo thủ "làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại... no đòn! Cái "tôi” mà Giám đốc Hoàng Việt nêu lên là một thái độ dứt khoát, rõ ràng: tôi làm, tôi chịu trách nhiệm; “chúng ta ” là một tư tưởng lớn: chúng ta hăng say lao động, vì sự ấm no hạnh phúc của chúng ta, vì sự giàu đẹp của đất nước. "Tôi và chúng ta" là đổi mới. Hơn 20 năm sau, trước sự đổi mới tốt đẹp của đất nước, ta càng thấy rõ vở kịch của Lưu Quang Vũ là một vở kịch hay và sâu sắc.

loigiahay.com


Cùng chủ đề:

Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long
Suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay
Sử dụng câu sau đây làm câu chủ đề để viết một đoạn văn hoàn chỉnh “Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ta thấy cái lặng lẽ chỉ là bề ngoài giấu kín nhịp sống sôi động mà âm thầm trên núi cao chót vót của n
Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
TÔI VÀ CHÚNG TA (Trích" Cảnh ba")
Tác giả, tác phẩm văn học trung đại lớp 9
Tác phẩm: Bến quê
Tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí
Tác phẩm: Sang thu
Tải 30 đề ôn tập học kì 1 Văn 9