Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ai ơi mồng chín tháng tư
Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo.
Tóm tắt
Tóm tắt ý chính văn bản Ai ơi mồng chín tháng tư:
- Từ xưa, người Kẻ Chợ đã có câu ngạn ngữ: "Nắng ông Từa, mưa ông Gióng" => cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông
- Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng diễn ra trên một khu vực rộng lớn xung quanh những vết tích còn lại của Thánh tại quê hương
- Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lễ hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6. Trong những ngày này, dân làng tổ chức lễ rước nước tới đền Mẫu, rước cơm chay lên đền Thượng.
- Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc
- Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân
- Lễ hội Gióng không chỉ giúp người xem được chứng kiến các nghi lễ với những thao tác thuần thục, mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều: cá nhân và cộng đồng, thực tại và hư vô, thiêng liêng và trần thế,... Tất cả đều được gìn giữ như một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau...
Bố cục
- Phần 1: Từ đầu đến “đồng bằng Bắc Bộ” (Giới thiệu về lễ hội gióng). - Phần 2: Từ tiếp theo đến “nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ” (Giới thiệu về lễ hội Gióng). - Đoạn 3: Còn lại (Ý nghĩa của lễ hội Gióng).
Nội dung chính
Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo.