Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bếp lửa (Bằng Việt) CD — Không quảng cáo

Tóm tắt, bố cục Văn 9 Cánh diều hay nhất


Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bếp lửa (Bằng Việt) CD

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Bố cục

- Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.

- Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.

- Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.

- Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.

Giọng đọc

Truyền cảm

Nội dung chính

Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Tìm hiểu chung

1. Xuất xứ

- Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.

- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây – Bếp lửa (1968), tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ.

2. Đề tài

Tình cảm gia đình

3. Thể loại

Tự do

4. Phương thức biểu đạt

Biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả, nghị luận

5. Ngôi kể

Ngôi thứ nhất


Cùng chủ đề:

Tóm tắt, bố cục Văn 9 Cánh diều hay nhất
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Bếp lửa (Bằng Việt) CD
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cảnh ngày xuân CD
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiều xuân (Anh Thơ)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếc lá cuối cùng (O. Hen - Ri)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) CD