Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ca Huế trên sông Hương
Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Ca Huế trên sông Hương là bài viết về vẻ đẹp của ca Huế - một nét sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu và những con người rất đỗi tài hoa. Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của người hò vào đó.
Tóm tắt 2: Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.
Tóm tắt 3: Xứ Huế nổi tiếng với các điệu hò, mỗi câu hò như gửi gắm những tâm tình, tình cảm của người hò vào đó. Ngoài ra, hò Huế còn thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ban đêm, các lữu khách chèo thuyển rồng đi lại trên sông Hương nghe những câu hò quả là một thú vui. Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, thể hiện qua hai dòng điệu Bắc và điệu Nam. Ca Huế là thú vui tao nhã, đầy sức quyến rũ.
Bố cục
2 đoạn:
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lí hoài nam"): Giới thiệu sơ lược một số làn điệu dân ca Huế.
- Đoạn 2 (Còn lại): Đêm nghe ca Huế trên sông Hương
Giọng đọc
To, rõ ràng, nhấn mạnh thông tin chính
Nội dung chính
Qua buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
- “Ca Huế trên sông Hương” của tác giả Hà Minh Ánh, tác phẩm được đăng trên báo: "Người Hà Nội".
- Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế.
2. Đề tài
Làn điệu dân ca xứ Huế
3. Phương thức biểu đạt
Thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm
4. Thể loại
Bút kí
5. Ngôi kể
Ngôi thứ 3