Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cái bóng trên tường (Nguyễn Đình Thi)
- Hãy trân trọng, tin tưởng những người xung quanh mình. - Cần xem xét kĩ từng vấn đề, nhìn nhận đánh giá qua nhiều góc độ khác nhau. - Hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề và đừng mù quáng, gây ra hối hận về sau.
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Người chồng đi trận mạc lâu ngày trở về nghe con nhỏ nói về cái bóng vợ đêm đêm in trên tường. Không rõ căn nguyên người chồng đã nghi ngờ và kết tội cho vợ là ngoại tình và người vợ đã chết để bảo vệ danh dự của mình. Người chồng hối lỗi không kịp và một đời mang nỗi ân hận.
Tóm tắt 2: Người chồng sau nhiều năm đi lính trở về nghe con nhỏ nhắc về người bố im lặng đêm đêm thường đến liền hiểu nhầm là vợ thất tiết. Sau khi đuổi vợ đi khiến vợ phải trầm mình tự vẫn, đứa con tiết lộ sự thật người bố im lặng đó là cái bóng trên tường. Người chồng ân hận lập đàn thờ, người vợ hiện lên bày tỏ nỗi lòng.
Tóm tắt 3: Người chồng nói chuyện với con nhưng đứa trẻ không nhận anh là cha mà nhắc về một người cha đêm đêm thường đến mà không nói chuyện gì. Nghi ngờ vợ không chung thủy, anh liền đuổi vợ đi, người vợ chọn trầm mình tự vẫn để khẳng định sự trong sạch. Về sau, người con mới chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người cha đêm đêm thường đến. Sự thật được sáng tỏ, người chồng vô cùng hối hận, lập đàn thờ giải oan cho vợ.
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “- Giời đất ơi!”): Cuộc nói chuyện của người chồng và người con
- Phần 2 (tiếp đến “Đi đi!”): Người chồng hiểu lầm, đuổi người vợ đi
- Phần 3 (tiếp đến “- Mẹ ơi! Mẹ ơi!...”): Hiểu lầm được hóa giải
- Phần 4 (còn lại): Sự hối hận của người chồng và nỗi lòng của người vợ
Giọng đọc
Thay đổi linh hoạt theo lời thoại, tính cách của nhân vật
Nội dung chính
- Hãy trân trọng, tin tưởng những người xung quanh mình.
- Cần xem xét kĩ từng vấn đề, nhìn nhận đánh giá qua nhiều góc độ khác nhau.
- Hãy sáng suốt nhìn nhận vấn đề và đừng mù quáng, gây ra hối hận về sau.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Cái bóng trên tường là chi tiết quan trọng trong một truyện kể dân gian về nỗi oan khuất của nàng Vũ Thị Thiết, sau được Nguyễn Dữ viết thành truyện truyền kì nổi tiếng: Chuyện người con gái Nam Xương
2. Thể loại
Kịch
3. Ngôi kể
Ngôi thứ ba (chỉ dẫn sân khấu)