Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Cố hương
ruyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm
Tóm tắt
Tóm tắt 1:
Sau 20 năm xa cách nhân vật “tôi” trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật “tôi” cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật “tôi” gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người bạn đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật “tôi” rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai.
Tóm tắt 2:
Truyện kể lại chuyến về quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi” để dọn nhà đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” thấy quê hương mình đổi thay quá nhiều so với 20 năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng: làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều; con người già đi, xấu thêm, trở nên đần độn (Nhuận Thổ) hoặc chua ngoa, đanh đá (thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai.
Tóm tắt 3:
Nhân vật "tôi" về thăm quê. Làng quê hiện lên trong kí ức đẹp hơn làng quê thực tại. "Tôi" về mới biết mẹ sắp dọn nhà. Nhân vật "tôi" gặp thím Hai Dương, rồi gặp lại Nhuận Thổ - người bạn từ hai mươi năm trước, bây giờ tiều tuỵ vì túng bấn, đông con. Gia đình "tôi" rời làng, nhân vật "tôi" nghĩ về con đường xã hội tương lai.
Bố cục
- Phần 1 (Từ đầu đến “Làm ăn sinh sống”): Nhân vật Tôi trên đường về quê - Phần 2 (Tiếp đó đến “Sạch trơn như quét”): Nhân vật Tôi những ngày ở quê. - Phần 3 (Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.
Nội dung chính
Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.