Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hầu Trời
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hầu Trời giúp học sinh soạn bài dễ dàng, chính xác.
Tóm tắt Bài 1
Cả bài thơ là một câu chuyện kể được sáng tạo bằng trí tưởng tượng và được dẫn dắt bởi lối thơ hóm hỉnh, kể về một cuộc dạo chơi lên trời của Tản Đà, ông được đọc thơ văn cho trời nghe. Ở đó, nhà thơ được nhà trời đón tiếp vô cùng long trọng, được nhà trời khen ngợi và say mê, yêu thích văn chương của mình. Cuối cùng là trách nhiệm mà nhà trời trao cho nhà thơ “làm việc thiên lương của nhân loại”, sau đó là cuộc chia tay trong lưu luyến và nhà thơ tỉnh giấc mộng.
Tóm tắt Bài 2
“Hầu trời” là một câu chuyện nằm mộng của nhân vật chính là tác giả – một thi sĩ, câu chuyện hoàn toàn hư cấu, tưởng tượng, nhưng lại chân thực, tự nhiên và rất bình dị. Nội dung có sự kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và hiện thực, câu chuyện ấy có thể tóm tắt lại qua ba sự việc theo trật tự thời gian: trình bày lí do được lên Trời đọc thơ, cảnh đọc thơ hào hứng của tác giả và thái độ ngợi ca, tán thưởng của Trời và các chư tiên, và cuộc chia tay đầy lưu luyến, xúc động.
Tóm tắt Bài 3
Trong đêm khuya vắng nhà thơ thấy hai cô tiên xuống đón lên trời. Trời sai gọi lên đọc thơ trời nghe. Nhà thơ say sưa đọc thơ. Đọc xong trời khen thơ hay, hỏi tên tuổi, quê quán ở đâu? Nhà thơ kể cảnh nghèo khó nơi hạ giới. Nghe xong Trời an ủi, cho người đưa tiễn về hạ giới.
Bố cục
Văn bản chia thành 3 phần:
- Phần 1 (khổ thơ đầu): Giới thiệu về chuyện lên hầu trời
- Phần 2 (tiếp... chợ Trời): Thi nhân ngâm thơ cho Trời và chư tiên trên thiên đình nghe
- Phần 3 (còn lại): Cuộc trò chuyện của thi nhân với trời
Nội dung chính
Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện "cái tôi" cá nhân - một "cái tôi" ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.