Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hiểu rõ bản thân
Tóm tắt
Tóm tắt 1: Trong văn bản này, tác giả khơi gợi trong lòng người đọc vấn đề làm thế nào để hiểu rõ về bản thân nhiều hơn, hay nói cách khác là tự nhận thức. Để nhận thức về bản thân rõ hơn, có thể đặt ra một số câu hỏi như: Bạn thích làm gì? Không thích làm gì? Mục tiêu hiện tại và tương lai là gì? Hiện tại cảm thấy như thế nào? Tại sao lại thấy như vậy? Ngoài ra còn phải tự vấn mối quan hệ của bản thân đối với những người xung quanh. Các câu hỏi tự vấn này luôn phải được đặt ra trong mỗi khoảnh khắc của cuộc đời.
Tóm tắt 2: Bạn đang ở độ tuổi trưởng thành và sẽ thay đổi rất nhiều, vậy phải làm gì để hiểu rõ bản thân? Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn và nó là một quá trình thú vị. Quá trình hiểu rõ bản thân cũng như việc yêu hay ghét điều gì, thích cái gì, cảm nhận thấy gì, tin và ủng hộ điều gì. Tự nhận thức là bắt đầu với việc tự đánh giá và trả lời câu hỏi: Năng khiếu nổi bật, hy vọng, ước mơ, mục tiêu hiện tại của bạn là gì?... Ngoài ra bạn có thể tự vấn bản thân bằng rất nhiều câu hỏi khác. Bạn cũng có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời hoặc viết ra trong lịch trình công việc hay trong nhật kí của mình. Tuy nhiên hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.
Tóm tắt 3: Làm sao bạn có thể hiểu được bản thân nếu chưa từng trăn trở về điều gì đó? Tự nhận thức là một quá trình luôn tiếp diễn và nó là một quá trình thú vị. Tự nhận thức bắt đầu với việc tự đánh giá và điều đó có nghĩa là bạn phải xem xét bản thân và cuộc sống của mình thật cẩn thận. Hãy tự đặt câu hỏi cho mình rằng: Năng khiếu của bạn là gì? Ước mơ của bạn là gì? Điều làm bạn hạnh phúc… Ngoài những câu hỏi đó, vẫn còn rất nhiều câu hỏi bạn có thể tự vấn. Bạn có thể suy nghĩ về các câu hỏi và tìm câu trả lời. Hãy đặt ra các câu hỏi giống nhau tại những thời điểm khác nhau của cuộc sống, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng một số câu trả lời đã thay đổi và một số khác thì không.
Bố cục
3 phần
- Phần 1 (từ đầu đến “thay đổi rất nhiều”): Dẫn dắt vấn đề về cách hiểu được bản thân
- Phần 2 (tiếp đến “trưởng thành”): Bàn luận về vấn đề
- Phần 3 (còn lại): Khẳng định lại vấn đề bàn luận
Giọng đọc
Rõ ràng, rành mạch
Nội dung chính
Văn bản nói về cách làm thế nào để hiểu bản thân và nhận thức của chúng ta khi đặt câu hỏi về việc làm thế nào để hiểu bản thân mình hơn.
Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ
Theo Bạn thông minh hơn bạn nghĩ, Thu Trang và Ngọc Bích dịch, NXB Lao động – Xã hội, 2017
2. Đề tài
Nghị luận về một vấn đề
3. Phương thức biểu đạt
Nghị luận
4. Thể loại
Văn bản nghị luận
5. Ngôi kể
Ngôi thứ ba